Thứ Tư, 27/08/2014 11:01

Lãi suất bao giờ sẽ giảm?

Trong những ngày vừa qua, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất huy động, cụ thể tại kỳ hạn 1 tháng một số ngân hàng lớn như Vietcombank hay BIDV đã giảm về dưới mức 5%, kỳ hạn 3 tháng dưới 5.5%. Liệu đây có phải là một tín hiệu cho thấy trần lãi suất huy động sẽ tiếp tục giảm xuống trong thời gian tới? Hiện tại đã có đủ điều kiện cho một bước điều chỉnh giảm lãi suất?

* “Ông lớn” phát tín hiệu giảm lãi suất

Lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục ổn định

Theo tổng cục thống kê, CPI tháng 8 tiếp tục tăng ở mức thấp, cụ thể tăng 0.22% so tháng trước và tăng 4.31% so với cùng kỳ, cho thấy tốc độ tăng CPI theo năm đã có sự giảm tốc rõ rệt so với mức 4.94% của tháng 7. Như vậy, sau 8 tháng, CPI cả nước tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua với mức tăng chỉ 1.84%,. Ngoài nguyên nhân tổng cầu giảm, việc CPI tăng thấp trong năm nay còn do ít chịu tác động từ việc điều chỉnh giá các dịch vụ giáo dục, y tế của nhà nước như những năm trước. Ngoài ra, giá các mặt hàng nguyên nhiên liệu thế giới như xăng dầu, gas,... giảm trong thời gian qua cũng giúp ổn định đến chỉ số giá tiêu dùng trong nước.

Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm, dự báo giá xăng dầu trong nước sẽ ở mức ổn định hoặc giảm thêm. Ngoài ra, tổng cầu vẫn đang ở mức yếu và chưa thể sớm phục hồi mạnh cũng khiến chỉ số giá tiêu dùng khó tăng mạnh trở lại. Với những yếu tố trên, người viết dự báo khả năng lạm phát năm nay chỉ ở mức 3.5- 4%, và đây là điều kiện tốt để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất mà vẫn đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, xu thế gửi tiết kiệm vẫn chủ đạo

Tại nhiều ngân hàng, chi phí chăm sóc khách hàng gửi tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi đã thu hẹp so với các năm trước do nhu cầu huy động vốn của các ngân hàng ở mức thấp. Tuy nhiên, dòng vốn vẫn tiếp tục chảy mạnh vào ngân hàng trong bối cảnh xu thế gửi tiết kiệm vẫn chủ đạo so với các kênh đầu tư khác hiện vẫn chứa đựng rủi ro.

Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý 2/2014 của các ngân hàng công bố, tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn từ thị trường 1 của nhiều ngân hàng đã giảm so với đầu năm, và dưới mức 80%, cho thấy tính thanh khoản của các ngân hàng tiếp tục dư thừa. Còn theo thông tin công bố từ NHNN, huy động vốn đến cuối tháng 7 của toàn ngành tăng 6.98% so với cuối năm 2013, trong khi dư nợ tín dụng chỉ tăng 3.68%. Điều này càng củng cố quan điểm tình trạng dư thừa vốn trong toàn hệ thống.

Cũng theo BCTC của các ngân hàng, tổng đầu tư vào trái phiếu chính phủ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với đầu năm, bất chấp lãi suất đấu thầu trái phiếu liên tục giảm về mức thấp trong 8 tháng đầu năm nay. Đây là hệ quả của việc dòng vốn đầu vào tăng lên trong khi đầu ra cho vay tăng trưởng thấp hoặc thậm chí giảm sút tại một số ngân hàng. Nếu tình hình này tiếp tục tiếp diễn thì hệ số NIM của các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm sút, do đó hiện tại nhiều ngân hàng đã không còn quá tích cực thu hút nguồn tiền gửi mà chủ động lái hoạt động nhận tiền gửi theo tốc độ tăng trưởng cho vay của ngân hàng mình.

Tại nhiều ngân hàng, chi phí chăm sóc khách hàng gửi tiết kiệm, các chương trình khuyến mãi đã thu hẹp so với các năm trước do nhu cầu huy động vốn ở mức thấp. Tuy nhiên, dòng vốn vẫn tiếp tục chảy mạnh vào ngân hàng trong bối cảnh xu thế gửi tiết kiệm vẫn chủ đạo so với các kênh đầu tư khác hiện nay vẫn chứa đựng rủi ro. Ngoài cú sốc “bất ổn Biển Đông” trong tháng 5 khiến dòng tiền gửi tiết kiệm ảnh hưởng nhẹ, ngay sau đó dòng tiền vẫn chọn ngân hàng như là một điểm đến an toàn và có sinh lãi.

Bên cạnh đó, việc VAMC mua nợ từ các TCTD tiếp tục tạo điều kiện tăng thanh khoản tại các ngân hàng, do các ngân hàng có thể đem các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cầm cố vay tái cấp vốn tại NHNN. Theo thông tin từ báo chí cho biết VAMC đã mua gần 55,000 tỷ đồng nợ xấu từ 35 tổ chức tín dụng.

Lợi ích gì khi lãi suất sớm giảm?

Với việc lạm phát ổn định, các ngân hàng thừa vốn, trong khi đầu ra cho vay khó tăng trưởng, thì một bước điều chỉnh giảm lãi suất ngay thời điểm này được xem là phù hợp với thị trường, nhất là khi nhiều nhà băng cũng đã chủ động giảm lãi suất huy động để tiết giảm chi phí huy động vốn và cân đối vốn tốt hơn.

Lãi suất huy động giảm cũng kích thích cầu tiêu dùng tăng lên giúp tổng cầu tăng trưởng, tạo động lực mở rộng sản xuất tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, đó cũng sẽ là điều kiện giúp lãi suất cho vay tiếp tục giảm, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn nhiều hơn trong điều kiện khó khăn hiện tại, và cũng là để các ngân hàng tự giúp chính mình trong việc khơi thông dòng vốn đầu ra.

Phan Thụy

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Phát triển sẽ được vay tái cấp vốn tại NHNN Việt Nam (26/08/2014)

>   NHNN: Chưa giảm trần lãi suất huy động (26/08/2014)

>   ATM phải có hệ thống báo trộm (26/08/2014)

>   VIB ưu đãi lãi suất 8,99%/năm cho khách hàng vay mua ô tô Honda (26/08/2014)

>   Lãi suất đang bơi trên “biển Chết” (26/08/2014)

>   Cần 'tiền tươi' để giải quyết nợ xấu (26/08/2014)

>   Cạnh tranh ngân hàng Việt đến từ ASEAN (25/08/2014)

>   “Ông lớn” phát tín hiệu giảm lãi suất (25/08/2014)

>   OceanBank bảo lãnh hoàn tạm ứng cho DN, tỷ lệ ký quỹ tối thiểu 0% (25/08/2014)

>   Vay vốn tín chấp: Tiền sẽ lại chọn tập đoàn, DNNN? (25/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật