Thứ Hai, 25/08/2014 14:31

Cạnh tranh ngân hàng Việt đến từ ASEAN

Phân tích từ các chuyên gia E&Y cho thấy, Cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đang được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á. Và đến năm 2018 - 2020 các NH đạt tiêu chuẩn của Cộng đồng kinh tế Asean thì các ngân hàng (NH) Việt Nam nên lo ngại nhiều hơn những đối thủ từ các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Vấn đề cạnh tranh với NH ngoại đã được nhắc đến ngay từ năm 2007, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO với cam kết mở cửa thị trường trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - NH thì cam kết của Việt Nam rất rộng và sâu. Theo từng lộ trình, NH nước ngoài có thể vào Việt Nam qua mở văn phòng đại diện, mở chi nhánh, thành lập NH100 % vốn nước ngoài, mua cổ phần của NH trong nước…

Thực tế những cam kết này không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho ngành tài chính – NH phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Sức ép đối với NH nội không chỉ ngay trên sân nhà bởi những thương hiệu lớn trên thế giới như CitiBank, ANZ hay như sự có mặt của HSBC mà còn là sức ép cạnh tranh của NH ngoại ở nước ngoài.

Sự lo ngại quá sớm giữa NH “nội” và NH “ngoại” cũng có nguyên do của nó, bởi nhiều NH trong nước mới thành lập nên năng lực quản trị yếu, vốn nhỏ, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn… Trong khi những cái tên NH nước ngoài kể trên cung cấp đa dạng các dịch vụ tại Việt Nam, bao gồm mảng dịch vụ NH cho các công ty đa quốc gia, dịch vụ NH đầu tư và các dịch vụ giao dịch, thương mại, quản lý tiền mặt, và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán…

Sau những năm phát triển nóng, hệ thống NH trong nước và nước ngoài đều gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài và đến nay hệ thống NH Việt Nam đang phải đẩy mạnh tái cơ cấu, trong khi các NH nước ngoài cũng dè dặt hơn trong kinh doanh.

Tuy nhiên, đã có những nhận định mới cho rằng, trong mục tiêu của Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015" và định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ có một vài NH tầm cỡ khu vực và sẽ có những cuộc cạnh tranh mới giữa NH nội và NH ngoại.

Theo một chuyên gia NH, trên thực tế hệ thống NH ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã trải qua giai đoạn như Việt Nam. Chẳng hạn, như Malaysia và Indonesia trước đây cũng có khoảng 40 NH, nhưng nay chỉ dưới 10 NH. Và mục tiêu của NH các quốc gia trên trong thời gian tới là hướng ngoại, mà điểm đến là một số nước khu vực.

Theo Công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y), qua khảo sát ý kiến từ 17 NH của Việt Nam về đánh giá đối thủ cạnh tranh trong tương lai sẽ đến từ quốc gia nào, đa số câu trả lời đánh giá các NH Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà NH Việt Nam lo ngại nhất.

Việc ba NH lớn của Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược với 3 NH Việt Nam là: Eximbank hợp tác với NH Sumitomo Mitsui từ cuối năm 2007; VietinBank cũng đã bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ; Tập đoàn tài chính Mizuho Financial Group đã trở thành đối tác chiến lược của Vietcombank... Và tới đây có thể còn những sự hợp tác nữa giữa NH hai nước. Động thái này cũng được giới quan sát cho là sự điều chỉnh thị phần sao cho “thêm bạn bớt đối thủ”.

Tuy nhiên, ông Keith Pogson - Phụ trách dịch vụ Tài chính – NH của E&Y khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng: “Theo tôi, thị trường NH Việt Nam trong những năm tới sẽ rất tiềm năng về bán lẻ, trong khi đó các NH Nhật Bản so với các NH khác trong khu vực châu Á thì không mạnh lĩnh vực kinh doanh này.

Bởi cũng với khảo sát như vậy đặt ra với các NH của Malaysia, Indonesia thì chúng tôi nhận tới 2/3 số NH được hỏi cho rằng cạnh tranh lo nhất của họ là với NH trong khu vực chứ không phải ở đâu xa. Vì vậy, những đối thủ mà các NH Việt Nam nên quan ngại là các NH đến từ các nước ASEAN” - ông Keith Pogson nêu quan điểm.

Phân tích từ các chuyên gia E&Y cho thấy, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đang được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á. Và đến năm 2018 - 2020 các NH đạt tiêu chuẩn của Cộng đồng kinh tế Asean thì các NH Việt Nam nên lo ngại nhiều hơn những đối thủ từ các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Hồng Liên

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   “Ông lớn” phát tín hiệu giảm lãi suất (25/08/2014)

>   OceanBank bảo lãnh hoàn tạm ứng cho DN, tỷ lệ ký quỹ tối thiểu 0% (25/08/2014)

>   Vay vốn tín chấp: Tiền sẽ lại chọn tập đoàn, DNNN? (25/08/2014)

>   Cần “chợ” mua bán nợ giữa doanh nghiệp (25/08/2014)

>   Cho vay đóng tàu: Không dễ vay! (25/08/2014)

>   Những “điểm nghẽn” tín dụng từ... bên trong (24/08/2014)

>   Ngân hàng Thụy Sĩ lên tiếng sau 200 năm im lặng (23/08/2014)

>   VietinBank chủ động kết nối, thu hút nguồn vốn đầu tư Nhật Bản (23/08/2014)

>   Kiểm toán vẫn lưu ý tiền gửi, phân loại nợ và lập dự phòng các khoản cho vay đặc biệt tại ACB (22/08/2014)

>   VietinBank sẽ phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản (22/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật