Thứ Ba, 26/08/2014 10:43

Hiệp hội Chè: Ngành chè lâm cảnh “cá bé rỉa chết cá lớn”

Hiệp hội Chè Việt Nam đã phải khẩn thiết kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan hữu quan, cùng UBND 14 tỉnh (Lâm Đồng, Gia Lai, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Phú Thọ…) để tái thiết lại ngành chè đang trong cảnh hỗn loạn.

Thị trường chè tươi đang ngày càng hỗn loạn

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xem xét những kiến nghị của ngành chè được gửi đến các cơ quan trên.

Nguyên nhân khiến ngành chè phải “kêu” lên tận Chính phủ là bởi sự mất cân đối giữa công nghiệp chế biến và sản xuất nguyên liệu. Theo Hiệp hội Chè, mối liên kết này đã bị phá vỡ từng mảng từ năm 2005.

Hiệp hội Chè giãi bày: “Khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lí theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu”.

Tại các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, một số huyện tại Nghệ An, Hiệp hội Chè cho biết: Công suất chế biến vượt nguồn cung ứng chè búp tươi 2-3 lần.

Sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đã tạo ra cầu giả tạo về nguyên liệu, dẫn đến sự tranh mua, tranh bán chè tươi. Có nhiều doanh nghiệp lớn, có truyền thống trong ngành chè đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại và đầu tư cho các hộ gia đình trồng chè cũng không thể mua được nguyên liệu; trong đó có cả một số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.

“Tình trạng cá bé rỉa chết cá lớn đang diễn ra phổ biến trong ngành chè” – Hiệp hội Chè nhấn mạnh.

Thiệt hại hơn 530 tỉ đồng mỗi năm

Hiệp hội Chè cho biết: Các hộ gia đình trồng chè hầu hết đã không hái chè theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định, mà cắt dài cả cành lá già nhưng vẫn tiêu thụ hết vì cầu lớn hơn cung quá nhiều. Doanh nghiệp nào mua cao hơn thì bán, thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học loại nào rẻ thì sử dụng, bởi không ai có thể kiểm soát được dư lượng hóa chất độc hại trong chè tươi.

Nhiều vườn chè đã bị tận thu kiệt quệ, năng suất và chất lượng giảm mạnh; giá trị chè tươi thấp; chu kì kinh tế cây chè bị giảm mạnh. Thiệt hại của nông dân sẽ là hàng trăm tỉ đồng khi phải sớm trồng lại cây chè mới.

Theo ước tính của Hiệp hội Chè, việc mất cân đối công-nông nghiệp chè khiến toàn ngành chè bị thiệt hại 530 tỉ đồng/năm. Một số cơ sở chế biến đã phải đóng cửa, nhà xưởng, thiết bị để hư hỏng, chủ đầu tư bị nợ nần không trả được, người lao động mất việc làm, trong đó có cả những nhà máy khá hiện đại.

“Thị trường chè tươi đang ngày càng hỗn loạn. Người nông dân chỉ biết sản xuất theo phong trào. Thậm chí bị tư thương lợi dụng làm chè bẩn để xuất khẩu tiểu ngạch, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu chè Việt Nam trên thế giới” – đại diện cho ngành chè khẩn thiết.

Trước nguy cơ một ngành nông nghiệp tiềm năng của đất nước bị phá hủy, Hiệp hội Chè Việt Nam kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vấn đề cấp thiết là cần tổ chức lại ngành chè theo chuỗi giá trị trên từng địa bàn, tạo chơ hội cho ngành chè phát triển bền vững theo hướng nhanh chóng nâng cao giá trị gia tăng.

Cụ thể Hiệp hội Chè đề nghị Chính phủ thành lập Ban điều phối ngành chè quốc gia, có sự tham gia của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Hiệp hội Chè Việt Nam.

Về phía UBND các tỉnh, Hiệp hội chè đề nghị điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến chè trên địa bàn, đảm bảo cân đối giữa nông nghiệp sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, tiến hành phân vùng nguyên liệu cụ thể cho từng cơ sở chế biến…

“Rà soát từng cơ sở chế biến chè theo các quy định tại Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về cơ sở chế biến chè theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật. Những cơ sở chế biến không đáp ứng quy chuẩn kĩ thuật mà trước hết là không có vùng nguyên liệu cụ thể thì kiên quyết xử lí theo quy định của pháp luật” – Hiệp hội Chè kiến nghị.

Lương Bằng

hải quan

Các tin tức khác

>   Khi các thương hiệu thay 'áo' (26/08/2014)

>   8 tháng, Việt Nam xuất siêu 1,7 tỷ USD (26/08/2014)

>   Thủ tướng đồng ý miễn thuế mặt hàng thức ăn chăn nuôi (26/08/2014)

>   Các đại gia smartphone tập trung về Việt Nam (26/08/2014)

>   Việt Nam là nước cung cấp giày dép lớn thứ hai cho Colombia (26/08/2014)

>   Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Vì sao sức lan tỏa hẹp? (26/08/2014)

>   Thêm 20 tỉ USD nếu cải thiện môi trường kinh doanh (26/08/2014)

>   Ngành thép VN có nguy cơ phá sản nếu thuế nhập khẩu bằng 0% (26/08/2014)

>   Lấn cấn việc cấp mã ngành (26/08/2014)

>   Nông nghiệp xuất siêu gần 6 tỉ USD (26/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật