Thứ Ba, 26/08/2014 08:23

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Vì sao sức lan tỏa hẹp?

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chính sách miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất - kinh doanh, kém hiệu quả.

Trước hết, phạm vi đối tượng được thụ hưởng chính sách còn hạn hẹp. Chẳng hạn, Nghị quyết số 02/2012/NQ-CP của Chính phủ quy định: Miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối; giảm 30% thuế thu nhập DN phải nộp năm 2012 đối với các DN nhỏ và vừa (không bao gồm DN nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, DN được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty)... Tuy nhiên, chính sách này chỉ có tác động đến một bộ phận không lớn trong cộng đồng DN. Do đó tác động lan tỏa không cao.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ lại kèm theo những điều kiện khắt khe dẫn đến cơ chế “xin- cho”. Đồng thời, nhiều chính sách hỗ trợ chưa tập trung vào tháo gỡ khó khăn chủ yếu mà cộng đồng DN đang gặp phải.

Chỉ cần giảm 50% thuế GTGT trong thời hạn 6 tháng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả thuế GTGT của hàng nhập khẩu) là có thể kích thích nhu cầu, bao gồm cả nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cá nhân.

Để hỗ trợ DN khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất- kinh doanh, Bộ Tài chính dự kiến sẽ trình Chính phủ áp dụng một số chính sách ưu đãi về thuế như: Miễn, giảm thuế cho các dự án đầu tư mới, các dự án đầu tư mới tại các khu công nghiệp, trừ Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh; xóa nợ thuế tồn đọng với những điều kiện nhất định...

Để chính sách hỗ trợ có hiệu quả thực sự, trước khi áp dụng miễn, giảm thuế, rất cần phân tích, đánh giá để nhận biết chính xác khó khăn chung nhất của DN là gì và tập trung hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn đó. Chỉ khi đó, chính sách mới có tác dụng lan tỏa trong phạm vi rộng, giúp cho cộng đồng DN hồi phục nhanh hơn.

Từ năm 2012 đến nay, khó khăn chung lớn nhất của DN là thị trường tiêu thụ.Tổng cầu của nền kinh tế rất yếu, các DN tiêu thụ hàng rất khó khăn, do đó, không thể tiếp tục sản xuất hoặc thu hẹp quy mô sản xuất. Từ đó, chính sách thuế cần tập trung tháo gỡ khó khăn này.

Trong các sắc thuế hiện nay, thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tác động trực tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Vì vậy, chỉ cần giảm 50% thuế GTGT trong thời hạn 6 tháng đối với tất cả hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả thuế GTGT của hàng nhập khẩu) là có thể kích thích nhu cầu, bao gồm cả nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân, hỗ trợ tốt cho các DN, có sức lan tỏa rất rộng và không phát sinh những thủ tục phiền hà.

Cùng với việc thực hiện chính sách hỗ trợ, cần tạo sự đồng bộ trong các chính sách khác, tránh sự triệt tiêu lẫn nhau; cải cách thủ tục hành chính và hạn chế tới mức thấp nhất các cuộc kiểm tra, thanh tra tại DN.

Luật gia Vũ Xuân Tiền

Công thương

Các tin tức khác

>   Thêm 20 tỉ USD nếu cải thiện môi trường kinh doanh (26/08/2014)

>   Ngành thép VN có nguy cơ phá sản nếu thuế nhập khẩu bằng 0% (26/08/2014)

>   Lấn cấn việc cấp mã ngành (26/08/2014)

>   Nông nghiệp xuất siêu gần 6 tỉ USD (26/08/2014)

>   Thủ tướng đồng ý tiếp tục dự án mở rộng sản xuất CTCP Gang thép Thái Nguyên (25/08/2014)

>   Metro - Thêm một bài học đắt giá (25/08/2014)

>   Chính phủ trực tiếp ban hành danh mục kinh doanh có điều kiện (25/08/2014)

>   Tháo gỡ những khó khăn cho hoạt động bưu chính, viễn thông (25/08/2014)

>   Bộ Tài chính sửa quy định để giải tỏa bức xúc cho doanh nghiệp (25/08/2014)

>   Thí điểm đấu giá quyền khai thác khoáng sản (25/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật