Thứ Năm, 21/08/2014 17:03

CPI 8 tháng tại Tp.HCM thấp nhất trong 14 năm

Cục Thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2014 của thành phố đã tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.

* Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tăng do rằm tháng 7

Diễn biến CPI qua các tháng ở Tp.HCM - Nguồn: Cục Thống kê Tp.HCM.

Như vậy, sau 8 tháng, CPI của thành phố lớn nhất cả nước đã tăng 1,27%, thấp nhất trong 14 năm qua.

Mức tăng thấp của CPI tháng này một phần là nhờ chương trình bình ổn giá của UBND Thành phố đã được mở rộng cả về số lượng và địa bàn.

Theo Sở Công Thương Tp.HCM, tính đến nay, tổng số điểm bán của 4 chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố là 8.459 điểm, tăng 231 điểm bán so với đầu năm 2014. Đáng chú ý là các doanh nghiệp đã tập trung phát triển mạnh các điểm bán hàng bình ổn tại các quận ven huyện ngoại thành của Tp.HCM. Những yếu tố này đã góp phần đáng kể vào việc kiểm soát giá trên địa bàn thành phố.

Trên thị trường, tiếp đà giảm tốc từ tháng trước, tháng này, có tới 4 nhóm hàng giảm giá trong đó nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt giảm mạnh nhất ở mức 0,74% so với tháng trước.

Giá gas nhập khẩu tiếp tục giảm là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp gas trong nước tiếp tục giảm giá gas bán lẻ 12 nghìn đồng/ bình 12kg từ đầu tháng 8 là yếu tố chính kéo chỉ số giá nhóm này tiếp tục giảm so với tháng trước. Ngoài ra, giá dầu hỏa cũng được điều chỉnh giảm gần đây cũng góp phần vào mức giảm trên.

Hai lần giảm giá xăng dầu các loại vào các ngày 28/7 và 7/8 vừa qua đã khiến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 0,02 % so tháng trước. Các mặt hàng khác trong nhóm như giá cước vận tải hành khách, giá xe máy, và các dịch vụ sửa chữa không đổi so với tháng trước.

Thời tiết đã chuyển sang thu, nhu cầu mua sắm các thiết bị như điều hòa, quạt,…khiến các hệ thống siêu thị lớn bán hàng khiếng mại, xả hàng đã khiến chỉ số giá nhóm hàng thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,15% so với tháng trước.

Tương tự như các nhóm hàng do nhà nước quản lý như giáo dục, thuốc và dịch vụ y tế, nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục đóng vai trò bình ổn giá khi giá không thay đổi so với tháng trước.

Ở phía các mặt hàng tăng giá, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng đáng kể 0,32% so với tháng trước trong đó lương thực tăng 0,24%, thực phẩm tăng 0,58% và ăn uống ngoài gia đình giá không đổi so với tháng trước.

Sau khi giảm giá liên tục từ tháng 6/2014, tháng này, các mặt hàng lương thực đã tăng trở lại tập trung ở các nhóm mặt hàng gạo và ngũ cốc. Tình hình xuất khẩu gạo sang các thị trường Trung Quốc, Philippines và Malaysia đã có những tín hiệu khởi sắc khiến thương lái thu mua nhiều qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến giá gạo bán lẻ trong nước.

Cùng với diễn biến đó, giá các mặt hàng thực phẩm tiếp tục tăng 0,58% so với tháng trước trong khi ăn uống ngoài gia đình vẫn giữ giá bằng mức của tháng trước.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ lại diễn biến cùng chiều khi cùng giảm ở các mức tương ứng 0,27% và 0,37% so với tháng trước.

Thái Hà

vneconomy

Các tin tức khác

>   Nhiều người thất nghiệp, khi doanh nghiệp khát lao động (21/08/2014)

>   Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tăng do rằm tháng 7 (21/08/2014)

>   Chuyên gia: CPI tháng 8 tiếp tục gia tăng, kinh tế vĩ mô đang dần ổn định (20/08/2014)

>   Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển KTXH 2016–2020 (19/08/2014)

>   Miền Trung cần tiền 'mồi' của Nhà nước (18/08/2014)

>   GS.TS Trần Thọ Đạt: Mục tiêu kiểm soát lạm phát đã “vượt kế hoạch” (17/08/2014)

>   Không kể GDP, chúng ta được gì sau 5 năm nữa (16/08/2014)

>   Từ 2018: Lương tối thiểu sẽ chỉ điều chỉnh theo lạm phát (13/08/2014)

>   Tăng trưởng GDP, không phải được hưởng hết! (13/08/2014)

>   Những ngộ nhận quanh chỉ tiêu GDP (12/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật