Thứ Hai, 18/08/2014 13:37

Chiến tranh thế giới lần thứ 3: Cuộc chiến tài chính

Ngày nay, bên cạnh bom đạn và ngoại binh, tài chính là một vũ khí uy lực và hiệu quả mà các bên trong xung đột ưu tiên sử dụng như trừng phạt kinh tế, đóng băng tài sản và hạn chế hay cấm giao dịch ngân hàng.

James G. Rickards, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Cái chết của đồng tiền và cuộc chiến tranh tiền tệ” đã nói về một loại xung đột toàn cầu mới, mà hậu quả kinh hoàng của nó là có thể quét sạch hàng nghìn tỷ USD các tài sản cá nhân khỏi bản đồ...

Chiến tranh thế giới lần thứ 3 (WW3)?

Căng thẳng giữa Mỹ và Nga nằm trong một danh sách dài các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên quan đến cuộc nội chiến, xâm lược và chủ nghĩa khủng bố ở Syria, Libya, Iraq, Israel, Gaza, và Ukraine. Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong những năm tới. Các khu vực chiến sự là những điểm nóng có thể nhìn thấy, nhưng có sự căng thẳng và xung đột ngày càng tăng ẩn ngay bên dưới bề nổi này.

“Thế giới hiện nay là một mớ hỗn độn” - như phát biểu của cựu Ngoại trưởng Madeline Albright. Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông đang xung đột với lợi ích chính đáng của Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Philippines. Vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo đang được tiếp tục phát triển ở Bắc Triều Tiên và Iran. Những câu chuyện khủng khiếp tiếp tục xuất hiện từ Nigeria, Sudan, và các nơi khác ở châu Phi.

Địa chính trị ngày càng nghiêm trọng là mối quan ngại sâu sắc của các nhà ngoại giao, quân sự, các nhà hoạch định chính sách và cũng đang trở thành nỗi lo lắng của các nhà nhà đầu tư. Ngày nay, bên cạnh bom đạn và ngoại binh, tài chính là một vũ khí uy lực và hiệu quả mà các bên trong xung đột ưu tiên sử dụng như trừng phạt kinh tế, đóng băng tài sản và hạn chế hay cấm giao dịch ngân hàng.

Theo New York Times, một quan chức cấp cao chịu trách nhiệm phong tỏa tài sản trong Bộ Tài chính Mỹ được Tổng thống Obama coi là người đồng đội chí thân thiết và anh dũng nhất.

Trong giai đoạn 2012-2013, Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh tài chính thành công chống lại Iran bằng cách cô lập Iran với hệ thống thanh toán quốc tế. Cuộc tấn công này khiến Iran không thể nhận được ngoại tệ mạnh từ xuất khẩu dầu và không thể trả tiền cho các thiết bị nhập khẩu thiết yếu. Điều này đã gây ra những khó khăn và bất ổn nghiêm trọng lên ngân hàng và tình trạng lạm phát phi mã ở Iran.

Hoa Kỳ đang tiến gần đến thay đổi chế độ ở Iran mà không cần bắn một phát súng khi Tổng thống Obama tuyên bố một thỏa thuận trong tháng 12/2013 và cho phép Iran tiếp cận được với hàng tỷ USD giá trị các tài sản bị đóng băng. Đổi lại Iran phải thông qua hàng loạt nhượng bộ chính trị trong đó có cả vấn đề hạt nhân.

Cuộc chiến tài chính và kinh tế với Nga

Quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện đang xuống thấp nhất kể từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Những nỗ lực tái thiết quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ mà Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hy vọng sẽ đạt được trong năm 2009 đã phá sản. Gần đây, tạp chí Time đã minh họa tình trạng này trên trang bìa của mình bằng hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin dưới bóng của một máy bay phản lực thương mại với dòng tít: Chiến tranh lạnh II: Phương Tây đang dần thua trong trò chơi nguy hiểm của Putin.

Mỹ hiện nay đang cố gắng dùng vũ khí và chiến thuật tài chính trong cuộc chiến với Nga sau khi Vladimir Putin sáp nhập Crimea và đe dọa xâm chiếm đông Ukraine. Tuy nhiên cuộc chiến tài chính với đối thủ Nga cam go và khốc liệt hơn nhiều. Giữa Nga và Iran có một khác biệt quan trọng. Nga có tiềm lực và mạng lưới giao dịch tài chính mạnh mẽ. Nếu bị dồn đến chân tường, Nga sẽ phản đòn bằng vũ khí tài chính của mình.

Trong Chiến tranh lạnh, một học thuyết thường hay được nhắc đến đó là học thuyết “Cùng bị hủy diệt” (MAD). Đây là một học thuyết mang tính răn đe. Trong Chiến tranh lạnh, cả Nga và Mỹ có đủ tên lửa hạt nhân để tấn công và phản công tiêu diệt nhau. Nếu một bên phát động tấn công sẽ đồng nghĩa với việc tự hủy diệt, do đó, không bên nào khơi mào xung đột trước.

Thị trường tài chính quốc tế ngày nay với sự hội nhập sâu rộng và phụ thuộc khăng khít lẫn nhau trên nền tảng công nghệ thông tin giữa các quốc gia cũng tạo ra một trạng thái cùng tồn tại hoặc cùng hủy diệt lẫn nhau về tài chính tương tự như hủy diệt hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong cuộc chiến tranh tài chính giữa Mỹ và Nga, Mỹ có thể đóng băng các ngân hàng lớn của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu, ngăn chặn việc sử dụng thẻ tín dụng Visa và MasterCard...

Tuy nhiên, Nga có thể phản đòn bằng cách bán phá giá trái phiếu Tài chính Mỹ, đóng băng tài sản Mỹ ở Nga, liên minh với các quốc gia BRICS để tạo ra giải pháp thay thế cho các hệ thống thanh toán bằng đồng USD…

Vũ khí hủy diệt cho ngày tận thế tài chính của Nga hiện đã nằm trên đất Mỹ. Một vũ khí hạt nhân tài chính khác được Nga lựa chọn thậm chí còn nguy hiểm hơn vũ khí đóng băng tài sản đó là công nghệ thông tin. Ngày 2/7/2014, BusinessWeek công bố phát hiện năm 2010, một người Nga dùng"mã tấn công" của vi rút máy tính cài vào bên trong hệ thống thị trường chứng khoán Nasdaq. Một quan chức của NSA cho biết, vi-rút này "có thể hủy diệt toàn bộ sàn giao dịch này".

Ngày 22/8/2013, chỉ số Nasdaq đã phải đóng cửa nửa ngày do một trục trặc máy tính không giải thích được. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có lời giải thích đáng tin cậy nào được đưa ra. Do đó, người ta vẫn đặt câu hỏi đó là một cuộc tấn công Hack của Iran, Nga hay Trung Quốc. Công chúng có quyền được biết nếu câu trả lời đã có và đơn giản. Nếu câu trả lời nhạy cảm thì đó là lý do chính đáng để không công bố, nhưng điều này có thể khiến các nhà đầu tư ở khắp mọi nơi hoảng sợ và bán phá giá cổ phiếu nếu biết rằng các khoản đầu tư trên nền tảng kỹ thuật số của họ có thể bị xóa sổ trong chớp mắt.

Chiến tranh tài chính hiện nay không phải là một game chiến tranh hay đối tượng nghiên cứu của ngành tương lai học và hủy diệt một thị trường chứng khoán không phải là hình ảnh của một bộ phim khoa học viễn tưởng. Nó đang xảy ra trên toàn thế giới. Các virus đã được đối phương cài đặt đúng vị trí và trong trạng thái sẵn sàng kích hoạt.

Điều duy nhất kìm chân cuộc chiến tranh tài chính toàn diện là mối đe dọa bị trả thù, chính xác như những gì đã xảy ra trong Chiến tranh lạnh. Trong cuộc chiến này, bất kỳ tính toán sai lầm nào của các chính trị gia, hay có thể chỉ là lỗi sơ suất của các kỹ thuật viên có thể quét sạch hàng nghìn tỷ USD ra khỏi mặt đất.

Trong cuộc chiến này, các nhà đầu tư hoàn toàn không biết và không được chuẩn bị cho những hậu quả và hầu như bất lực trước những gì xảy ra... Một chiến thuật tốt là họ có thể dựa vào các tài sản cơ bản bao gồm vàng, bạc, tiền mặt, đất, tác phẩm mỹ thuật, cổ phiếu, các quỹ bảo hiểm… Điều này yêu cầu những kiến thức và sự cẩn trọng cần thiết hơn nhiều so với việc đầu tư vào tài sản có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nguy hiểm của lạm phát, giảm phát, tài chính và chiến tranh không phải là khó khăn để làm.

Khôi Nguyên

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Kinh tế khu vực đồng euro bất ngờ chững lại (18/08/2014)

>   Các tổ chức tài chính-ngân hàng Thụy Sĩ bắt đầu trở lại Mỹ (18/08/2014)

>   APEC nhất trí khởi động thành lập khu thương mại tự do (17/08/2014)

>   Vàng lùi gần 10 USD về sát 1,305 USD/oz (16/08/2014)

>   Tập đoàn Rosneft vay Chính phủ Nga 42 tỷ USD do cấm vận (16/08/2014)

>   Nga, Ukraine, EU nhất trí đàm phán về tranh chấp khí đốt (15/08/2014)

>   Putin bắn tín hiệu hòa giải đến phương Tây (15/08/2014)

>   Vàng tăng liên tiếp 3 phiên sau số liệu việc làm Mỹ và nhận định của Tổng thống Nga (15/08/2014)

>   ECB dự báo kinh tế Eurozone tăng trưởng khả quan trong tương lai (15/08/2014)

>   Nợ công của Tây Ban Nha tăng mạnh lên tới 98,5% GDP (15/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật