Thứ Tư, 02/07/2014 18:50

Thủy sản "có cửa" sang Pakistan

Không chỉ là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản mà Pakistan còn là thị trường để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác nhập khẩu nguyên liệu.

Cá basa Việt Nam được người Pakistan ưa chuộng. Ảnh internet.

Theo Vụ Thị trường châu Phi Tây Nam Á (Bộ Công Thương), Pakistan là một trong số các nước có tỷ lệ tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người thấp nhất thế giới, chỉ đạt 2kg/người/năm so với mức tiêu thụ trung bình của thế giới là 17kg/người/năm. Trong các bữa ăn thường ngày, người dân Pakistan chủ yếu là ăn thịt, đặc biệt là thịt gà và thịt cừu.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, các món ăn chế biến từ cá, nhất là cá basa đã xuất hiện thường xuyên và hầu như có mặt tại tất cả các nhà hàng, khách sạn, tiệc chiêu đãi ở Pakistan. Sản phẩm cá basa của Việt Nam thành công tại thị trường này chủ yếu là nhờ hương vị dễ chấp nhận, dễ chế biến, chất lượng đảm bảo và giá cả cạnh tranh.

Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản vẫn chưa phát triển tại Pakistan. Sản lượng cá phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu của nước này chủ yếu là từ đánh bắt tự nhiên nhưng việc khai thác với số lượng lớn cũng khiến cho nguồn cung hải sản từ thiên nhiên giảm sút, lượng.

Vì vậy, để đảm bảo về số lượng và yêu cầu tiêu chuẩn cho mặt hàng hải sản – như yêu cầu về mặt hàng fillet cá basa – để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cao cấp Pakistan phải nhập khẩu từ bên ngoài.

Chỉ tính từ tháng 1-2014 đến hết tháng 4-2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Pakistan đạt trên 5 triệu USD, tăng 17% so với mức 4,8 triệu USD cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, mùa tiêu thụ thủy sản cao điểm tại Pakistan là mùa đông (từ tháng 9 đến hết tháng 1). Như vậy, dự kiến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Pakistan sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới.

Thêm vào đó, việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Pakistan cũng có nhiều thuận lợi như: Nước này không có chính sách quản lý đặc biệt đối với mặt hàng cá basa nhập khẩu ngoài yêu cầu về giấy chứng nhận y tế; chưa có các biện pháp bảo hộ như áp thuế chống phá giá hay các hàng rào kỹ thuật khác. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần dành nhiều sự quan tâm hơn cho việc phát triển xuất khẩu mặt hàng thế mạnh của Việt Nam này sang Pakistan.

Song song với tiềm năng xuất khẩu mặt hàng thủy sản vào thị trường này, Việt Nam và Pakistan cũng có tiềm năng lớn về hợp tác đối với mặt hàng thủy hải sản. Pakistan là nước có nguồn nguyên liệu hải sản dồi dào từ việc đánh bắt tự nhiên, chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.

Trong thời gian gần đây, xuất khẩu nguyên liệu hải sản của Pakistan vào Thái Lan và Việt Nam tăng mạnh. Theo số liệu của Cục Thống kê Pakistan, giá trị xuất khẩu thủy hải sản của Pakistan 5 tháng đầu năm nay đạt 54 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang Việt Nam đạt 10 triệu USD, chỉ sau Thái Lan đạt 13 triệu USD.

Phan Thu

hải quan

Các tin tức khác

>   Gói tín dụng 3.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cao su (02/07/2014)

>   Cần tầm nhìn thống nhất trong đầu tư PPP nông nghiệp (02/07/2014)

>   Cần tầm nhìn thống nhất trong đầu tư PPP nông nghiệp (01/07/2014)

>   Nhìn lại sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm: Dư sản phẩm, thiếu thị trường (01/07/2014)

>   Đồng tiền mà biết nói năng… (01/07/2014)

>   Nửa đầu năm, nhập bắp nhiều hơn cả năm 2013 (01/07/2014)

>   “Đại gia” gạo tìm cách thoát nợ (01/07/2014)

>   Đã ký hợp đồng xuất khẩu 4,7 triệu tấn gạo (30/06/2014)

>   Sản lượng đường tăng, doanh nghiệp lo giá giảm (30/06/2014)

>   Khi ông Đặng Văn Thành toàn tâm cho cây mía! (01/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật