Chủ Nhật, 06/07/2014 14:02

Sản xuất công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL tăng mạnh

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong tháng Sáu, tổng giá trị sản xuất công nghiệp các tỉnh Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ đạt trên 16.000 tỷ đồng, góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp sáu tháng của vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 101.000 tỷ đồng, tăng 10,2% so cùng kỳ năm 2013.

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết đạt được kết quả như trên là nhờ bốn tỉnh tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường trong ngoài nước như chế biến nông lâm thủy sản, may mặc, da giày, điện tử, tin học, sản phẩm cơ khí, dược phẩm, hàng tiêu dùng; mở rộng xây dựng một số cơ sở công nghiệp như dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng.

Vùng kinh tế trọng điểm còn triển khai xây dựng một số khu công nghệ cao và khu kinh tế mở, phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn để tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp với ngành nghề đa dạng, thu hút nhiều lao động, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Riêng trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu, vùng kinh tế trọng điểm đã sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực chế biến thủy sản - thế mạnh hàng đầu của vùng theo hướng cổ phần hóa; xây dựng thêm một số nhà máy chế biến có công suất cấp đông từ 5 tấn/ngày trở lên với công nghệ hiện đại, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang; mở rộng xuất khẩu thủy sản sang các nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ; Các tỉnh An Giang, Cà Mau, Cần Thơ mở rộng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP và ISO ở hàng chục đơn vị và quản lý môi trường theo chuẩn mực quốc tế; thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng mức tiêu thụ sản phẩm làm ra.

Bên cạnh đó, vùng kinh tế trọng phát triển ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất từ 9.000-9.400 MW, tăng năng lực cung ứng điện cho sản xuất công nghiệp đồng thời đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao thông bộ để kết nối vùng kinh tế trọng điểm với vùng Đông Nam Bộ, các vùng khác của cả nước. Nhờ đó đã góp phần tạo điều kiện cho kinh tế xã hội nói chung và kinh tế công nghiệp nói riêng tăng trưởng.

Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm nói trên là vùng sản xuất công nghiệp-thương mại-dịch vụ chủ lực của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần quan trọng trong xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước; là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam.

Vùng này còn là trung tâm du lịch lớn của cả nước, trong đó có Khu du lịch quốc gia Năm Căn và đặc biệt đảo Phú Quốc được xác định xây dựng trở thành trung tâm giao thương quốc tế, khu du lịch quốc gia với sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả khu vực Nam Bộ và hạ lưu sông Mekong./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Đầu tư 1.588 tỷ đồng nâng cấp công trình thủy điện Thác Mơ (06/07/2014)

>   Nông dân Thái Bình làm "nhà máy điện", cạnh tranh EVN (05/07/2014)

>   Tên miền sắp được đấu giá công khai và cho phép mua bán (05/07/2014)

>   Các ngành kinh tế đang vận hành trơn tru hơn (05/07/2014)

>   100% mía Hậu Giang được bao tiêu (05/07/2014)

>   Đàm phán TPP được xúc tiến để sớm đạt được thỏa thuận (04/07/2014)

>   Dừng cấp khí PM3 Cà Mau 14 ngày để bảo dưỡng định kỳ (04/07/2014)

>   Thị trường giấy tiêu dùng: Giấy mỏng, tiền dày (04/07/2014)

>   Samsung Bắc Ninh nộp ngân sách gần 1.000 tỷ đồng sau 6 tháng (04/07/2014)

>   Bộ KH&ĐT sắp làm việc với Formosa Hà Tĩnh (04/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật