Thứ Tư, 23/07/2014 13:29

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: KTB - CTCP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc

Do cổ phiếu này đang duy trì bên dưới SMA100 và trendline dài hạn (tương đương vùng 6,800 – 7,000) nên việc bán ra khi giá test lại vùng này đang được ủng hộ. Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá test lại Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 5,600 – 5,800) với quan điểm nhanh chóng bán ra nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng hỗ trợ này.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Trendline dài hạn có nguy cơ bị phá vỡ. Đường trendline dài hạn (tương đương vùng 6,600 – 6,700) đã liên tục hỗ trợ cho giá cổ phiếu CTCP Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc (HOSE: KTB) trong các đợt giảm mạnh trong tháng 05/2014, tháng 01/2014…

Tuy nhiên, trong đợt giảm gần đây, giá đã rơi xuống dưới ngưỡng này. Nếu giá phá vỡ hoàn toàn trendline dài hạn thì xu hướng tăng trưởng có nguy cơ bị đảo ngược.

Duy trì bên dưới SMA100. Mặc dù đã vượt lên và duy trì khá vững chắc bên trên SMA100 (tương đương 6,800 – 7,000) trong giai đoạn tháng 05/2014 – tháng 06/2014 nhưng giá lại rơi xuống dưới ngưỡng này trong thời gian gần đây.

Có thể dễ dàng nhận thấy SMA100 và trendline dài hạn ở khá gần nhau. Vì vậy, độ vững chắc của vùng kháng cự 6,800 – 7,000 lại càng được củng cố.

Ngắn hạn: Những khoảng trống dạng Breakaway Gap, Runaway Gap xuất hiện liên tiếp trong ngắn hạn cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá bi quan.

Fibonacci Retracement 61.8% sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã hoàn thành phân kỳ giá xuống nên nhiều khả năng giá sẽ còn tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn.

Ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 5,600 – 5,800) sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh nếu giá tiếp tục đà giảm sâu trong các phiên tới.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci (dùng cho trung và dài hạn):

• Ngưỡng 0% : 8,100

• Ngưỡng 23.6% : 7,100

• Ngưỡng 38.2% : 6,600

• Ngưỡng 50.0% : 6,100

• Ngưỡng 61.8% : 5,700

• Ngưỡng 100.0%: 4,200

Chiến lược trading: Do cổ phiếu này đang duy trì bên dưới SMA100 và trendline dài hạn (tương đương vùng 6,800 – 7,000) nên việc bán ra khi giá test lại vùng này đang được ủng hộ. Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá test lại Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 5,600 – 5,800) với quan điểm nhanh chóng bán ra nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng hỗ trợ này.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Quý 1/2014, chi phí giảm mạnh giúp lợi nhuần thuần từ HĐKD tăng mạnh. Doanh thu quý 1/2014 của KTB đạt 13.6 tỷ đồng, tăng nhẹ 7.6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý nhất trong kết quả hoạt động quý 1/2014 của KTB đó là: (i) chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay đã giảm khá mạnh so với cùng kỳ khi chỉ còn 70.5 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 99.2 triệu đồng; (ii) cùng với chi phí quản lý giảm 9.7% so với cùng kỳ chỉ còn 701 triệu đồng đã giúp lợi nhuận thuần từ HĐKD của KTB đạt gần 184 triệu đồng, tăng mạnh 71.8% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, khoản lỗ khác 73.7 triệu đồng đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 82 triệu đồng, tăng nhẹ 2.8% so với cùng kỳ.

Năm 2013, doanh thu của KTB đạt 50.2 tỷ đồng, giảm mạnh 35.9% so với năm 2012; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt vỏn vẹn 1.7 tỷ đồng, trong khi năm trước đó đạt 40.3 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2013 của KTB giảm mạnh chủ yếu do mất đi khoản thu nhập tài chính từ cổ tức và lợi nhuận được chia có được từ việc góp vốn vào CTCP An Hồng Phương.

Khoản mục phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tính đến cuối quý 1/2014, khoản mục phải thu của KTB lên tới 183 tỷ đồng, tăng 3.8% so với cuối năm 2013 và chiếm 47.6% tổng tài sản của công ty.

Đáng chú ý, khoản mục phải thu khác của KTB lên tới 114.7 tỷ đồng. Đây là khoản cổ tức chia cho năm 2010 (hiện đang được công ty chi trả dần) ghi nhận trên khoản phải thu khác chờ bù đắp bằng lợi nhuận sau thuế của các năm tài chính tiếp theo.

Nợ vay phải trả lãi thấp. Tổng giá trị nợ vay của KTB tính đến cuối quý 1/2014 chỉ có vỏn vẹn 2.4 tỷ đồng và tập trung ở khoản mục ngắn hạn. Với nợ vay thấp, áp lực về chi phí lãi vay cũng như trả nợ gốc đối với KTB trong thời gian tới là không đáng kể

Kỳ vọng kết quả kinh doanh nổi trội từ quý 3/2014. Năm 2014, nhà máy luyện kim đồng Sơn La sẽ chính thức đi vào hoạt động, dự kiến cuối quý 3/2014 sẽ có sản phẩm. Diện tích dự kiến sử dụng đất cho toàn bộ dự án là 305 ha, khu vực khai thác 270 ha ở huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mộc Châu, tỉnh Sơn La; trữ lượng khai thác Đồng: 432,680 tấn, Vàng: 3.39 tấn theo Quyết định phê duyệt trữ lượng 1052/QD-KHKT của Bộ Công nghiệp nặng ngày 16/02/1994.

Trả cổ tức 5% bằng tiền mặt sau khi nợ 4 năm. KTB đã thông báo về việc chia cổ tức năm 2010 với tỷ lệ 5% bằng tiền mặt. Theo đó ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/07/2014. Đây là khoản cổ tức đã được KTB thông qua năm 2010, tuy nhiên sau 4 năm thì KTB mới bắt đầu chi trả khoản cổ tức này.

ĐHCĐ thường niên năm 2013 của KTB đã 2 lần thất bại trong việc tổ chức. KTB đã lên kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông lần 3 vào ngày 31/07. Trong đó, có 2 nội dung đáng chú ý đó là: (1) thoái vốn khỏi công ty cổ phần An Hồng Phương, (2) phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, nguồn tiền thu được sẽ bổ sung vốn lưu động. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về những nội dung này chưa được công bố rộng rãi.

Giao dịch và Định giá. Cổ phiếu KTB đang được giao dịch khá mạnh và có khối lượng trung bình phiên 52 tuần đạt hơn 461 ngàn đơn vị; và có mức P/B hiện chỉ 0.64 lần và P/E lên tới gần 98.46 lần. P/B tại thời điểm cuối quý 1/2014 là 0.72 lần và P/E là 114 lần.

Bảng: Kết quả kinh doanh và Chỉ số tài chính tóm tắt của KTB (Nguồn: VietstockFinance)

Nguyễn Đức Cường & Nguyễn Quang Minh (Phòng Nghiên cứu Vietstock)

Các tin tức khác

>   Trading System Tuần 21 - 25/07: Vẫn chưa đáng lo ngại (23/07/2014)

>   Ngày 22/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (22/07/2014)

>   Tuần 21 - 25/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/07/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 21 - 25/07/2014 (20/07/2014)

>   Tín hiệu phân kỳ: Đừng nên “cầm đèn chạy trước ô tô”! (18/07/2014)

>   Ngày 17/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (17/07/2014)

>   Chứng khoán Mỹ: Đã đến lúc điều chỉnh hay chưa? (17/07/2014)

>   Cổ phiếu Bất động sản: Dòng tiền đổ vào “ông lớn”? (16/07/2014)

>   Ngày 15/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (15/07/2014)

>   Trading System Tuần 14 - 18/07: Xuất hiện một số tín hiệu cảnh báo (16/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật