Nhịp đập Thị trường 21/07: Chốt lời trên diện rộng, VN-Index vẫn vững trên 600 điểm
Được sự dẫn dắt của GAS, VIC, VNM nên VN-Index đã bảo toàn được điểm số khi đóng cửa ở 601.04 điểm, tăng 4.78 điểm (+0.80%). Trong khi đó HNX-Index cùng VN30 đóng cửa trong sắc đỏ.
Thanh khoản cả hai sàn giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước nhưng vẫn ở mức khá cao, đạt 2,685 tỷ đồng với 169.68 triệu cp khớp lệnh.
VN30 suy yếu vào gần cuối phiên đã khiến cho chỉ số quay đầu giảm điểm, đóng cửa trong sắc đỏ với 20/30 mã giảm điểm. Điểm sáng của rổ này thuộc về VNM (+4.5%), PVD (+2.8%), (+PPC (+1.3%), riêng SSI cuối phiên đã quay về tham chiếu mặc dù khớp lệnh gần 4.1 triệu cp, giá trị đứng thứ 2 sàn HOSE với hơn 110.5 tỷ đồng.
Áp đảo trên sàn HNX là sự giảm điểm của cổ phiếu Chứng khoán, Ngân hàng như VND, ACB, SHS, SHB, KLS, ORS, CTS, ngoài ra một số mã liên quan đến Dầu khí như PVX, PVS, PVG PGS cũng đã không gia tăng được điểm số nào trong hôm nay. Thanh khoản toàn sàn ở mức 696.87 tỷ đồng đến từ 58.13 triệu cp khớp lệnh chủ yếu từ tham chiếu trở xuống.
Trên HOSE, các mã Chứng khoán và Ngân hàng như AGR, BSI, EIB, BID, HCM, MBB, STB cũng nằm trong sắc đỏ. Điểm sáng của sàn này là sự tăng điểm khá của các mã Bất động sản như DLG, DRH, HBC, ngoài ra còn có PPS, GAS, VNS, PVD, SKG, SHP cùng tăng khá (+14.88%) trong những ngày giao dịch đầu tiên.
Cũng trên sàn này, khối ngoại hút vào các mã nổi trội như HT1, PPC, NLG, TDH, VNE.. với tổng khối lượng khoảng 5.18 triệu cp, trị giá 147.8 tỷ đồng, tương đương.75% giá trị trên HOSE.
Tổng kết có 137 mã tăng điểm với 15 mã trần, 265 mã giảm điểm với 20 mã giảm sàn.
13h20: Sức nóng vẫn chưa giảm
Mặc dù chỉ có 7/24 ngành đang tăng điểm nhưng những mã cơ bản vẫn đang là tâm điểm chú ý của thị trường và thể hiện sự dẫn dắt. Tính đến 13h20, VN-Index tăng 5.21 điểm (+0.87%), lên 601.47 điểm. Thanh khoản mức trung bình khi đạt 1,587 tỷ đồng, 95.8 triệu đơn vị khớp lệnh.
Tuy nhiên vẫn có thể thấy sự thận trọng bao phủ bởi tốc độ giao dịch đang có dấu hiệu chậm lại. HQC nằm trong sắc xanh với khối lượng dẫn đầu hai sàn hơn 7.4 triệu cp, FLC chìm vào sắc đỏ với 5.8 triệu đơn vị khớp lệnh. Đến thời điểm hiện tại MWG chỉ còn tăng 1 điểm (0.9%).
Sàn HNX vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tích cực trở lại, khi mà đến 13h20 có mã giảm 119 mã giảm điểm với 13 mã giảm sàn, 57 mã tăng điểm với 7 mã tăng trần.
Chỉ số HNX-Index giảm 0.18 điểm (-0.22%), ở mức 80.97 điểm. Nhân tố tích cực trên HNX lúc này chỉ còn FIT, PVS, PVC, VCG, còn lại các mã Chứng khoán, Ngân hàng trên sàn này vẫn đang nằm trong sắc đỏ.
Phiên sáng: VNM, VIC và GAS giữ thị trường đứng vững trên 600 điểm
Sự gia tăng điểm số từ một số mã bluechips đã giúp VN-Index giữ được sắc xanh vững chắc trong suốt sáng nay.
Sự hưng phấn của thị trường tuy không lan tỏa được cho hai sàn nhưng điểm số tạm nghỉ trên 600 đang cho thấy tâm lý vẫn còn trông chờ khá nhiều vào kết quả kinh doanh quý 2 ở các doanh nghiệp chủ chốt.
Tạm nghỉ phiên sáng VN-Index tích lũy được 3.98 điểm (+0.67%), dừng ở mốc 600.24 điểm. Thanh khoản cả hai sàn ở mức 1,467 tỷ đồng, đến từ 87.64 triệu đơn vị khớp lệnh.
Rổ VN30 sắc đỏ chiếm ưu thế song sự gia tăng điểm số và thanh khoản vững chắc của nhiều mã dẫn dắt như VIC, SSI, REE, VNM và cả GAS đã giúp cho thị trường có được sự nâng đỡ vững chắc. Không như kỳ vọng, FPT giao dịch dưới tham chiếu 1 điểm trong suốt sáng nay.
Cùng với sắc đỏ, nhóm ngành Ngân hàng cũng cho thấy sự yếu thế như EIB, MBB, VCB, CTG, STB.
Sàn HNX nhanh chóng suy giảm vào giữa phiên sáng, kết phiên mất đi 0.18 điểm (-0.18%), về mức 80.97 điểm. Theo đó hàng loạt mã khớp lệnh với khối lượng hàng triệu lại đang nằm chìm trong sắc đỏ như Bất động sản KLF, SCR. Nhóm Chứng khoán và Ngân hàng trên sàn Hà Nội vẫn không khá hơn khi nằm lĩnh xình từ tham chiếu trở xuống như VND, KLS, SHS, ORS, CTS, IVS, BVS.
Xét về nhóm ngành thì Thực phẩm-đồ uống có mức tăng cao nhất với 1.9%, kế đến là Khai khoáng tăng 1.61%; ngược lại ngành giảm điểm mạnh có Thương mại, Ngân hàng lần lượt giảm 0.93% và 0.58%.
Dòng tiền khối ngoại sáng nay chảy về nhóm Dầu khí như PVS, DPM, Chứng khoán có được VND cùng một số mã như PPC, HAG, HT1, MWG, TDH, GDT.
Tổng kết có 134 mã tăng điểm với 17 mã tăng trần, 204 mã giảm điển với 16 mã giảm sàn.
10h25: HNX-Index đảo chiều, VN-Index giằng co mạnh
Tính đến 10h25, VN-Index chỉ còn tăng được 3.87 điểm (+0.65%), ở mốc 600.13 điểm. HNX-Index giảm đi 0.3 điểm (0.37%), về mức 80.84 điểm. Thanh khoản cả hai sàn đạt 1,019 tỷ đồng, đến từ 60.63 triệu đơn vị khớp lệnh.
Chính sự giảm điểm của nhiều mã thanh khoản tích cực đã khiến cho HNX-Index quay đầu giảm điểm, tâm lý trên sàn thể hiện sự thận trọng và không có được yếu tố chủ chốt dẫn dắt. Ngoài một vài mã xanh điểm thưa thớt như PVC, PVB, PVS, FIT, APS thì HNX-Index không có được yếu tố nào hỗ trợ, sắc đỏ vẫn đang chiếm ưu thế sàn này.
Các mã bluechips có sự phân hóa khi mà MSN, VCB, BID giảm điểm, HPG, BHV nằm trong tham chiếu. Điểm sáng trong rổ VN30 phải kể đến PVD khi tăng đến 2.5 điểm (+2.8%), VIC, VNM, HPG cũng có sự tăng điểm tích cực.
FPT cuối tuần rồi có phiên tăng trần ấn tượng thì hôm nay đã có dấu hiệu chốt lời khi đang giảm 0.5 điểm.
Mặc dù đang có sự phân hóa nhưng dòng tiền vẫn đang đổ mạnh về nhóm bất động sản với các mã xanh điểm như CII, DLG, HQC, OGC, HBC, TDH, NLG, VXG, FIT; song song đó KLF, ICG, FLC, DXG, ITA, NTL lại đang lình xình dưới tham chiếu.
Nhóm chứng khoán hôm nay ngoài SSI, HCM tăng điểm thì vẫn còn đang diễn biến khá thận trọng khi BSI, SHS, VDS, KLS, ORS, IVS, AGR đều giao dịch từ tham chiếu trở xuống.
Mở cửa: VN-Index vượt 600 điểm
Tính đến 9h25, chỉ số VN-Index đã tăng gần 5 điểm để vượt 600 điểm với sự tích cực đang trải rộng toàn thị trường.
Tâm lý giao dịch đầu tuần khá hứng khởi khi mà giao dịch được đẩy mạng ngay từ những phút đầu. Mặc dầu hơi chùn xuống lúc mới mở cửa nhưng ngay sau đó HNX-Index đã lấy lại đà tăng điểm và cùng hòa sắc xanh với VN-Index.
Tính đến 9h32, VN-Index tích lũy được 7.93 điểm (+1.33%), lên mức 604.19 điểm. HNX-Index hòa chung sắc xanh với 81.42 điểm , tăng 0.28 điểm (+0.35). Thanh khoản cả hai sàn đạt được 21.71 triệu đồng, tương đương 368.11 đồng.
HQC đang dẫn đầu cả hai sàn về khối lượng khớp lệnh với hơn 4.64 triệu đơn vị. Khối lượng mua liên tục được đưa vào thị trường ở những mã cổ phiếu DLG, HAG, HAR, SSI, HBC, FIT, SRC, VCG, SHS… đang là những yếu tố tích cực hỗ trợ sự bức phá của thị trường.
MWG đầu phiên tăng trần nhưng sau đó đang có dấu hiệu bị chốt lời khi đà tăng thu hẹp và khối lượng giao dịch cũng cao hơn ở những phiên liền trước.
Dòng tiền vẫn đang liên tục được đổ vào các cổ phiều có được những thông tin đầu tiên về kết quả kinh doanh quý 2 như các công ty chứng khoán SSI, KLS, VND mặc dù các mã này đều đang có sự phân hóa.
VN-Index sẽ tiến tới chinh phục mốc 610?
Nhận định về thị trường hiện tại, ông Nguyễn Hồng Điệp – Giám đốc kinh doanh CTCK Vndirect (VND) cho rằng trong ngắn hạn chắc chắn VN-Index sẽ vượt mốc 600 điểm để lên chinh phục ngưỡng kỹ thuật mạnh 610 điểm.
Theo ông Điệp, mốc 600 điểm chỉ là ngưỡng tâm lý, theo kỹ thuật thì mốc 609-610 điểm mới là kháng cự mạnh mà chỉ số VN-Index cần vượt qua. Theo ông, VN-Index sẽ tiếp tục có những phiên để retest tại mốc 600 điểm do việc tăng điểm hiện tại chủ yếu đến từ một số cổ phiếu vốn hóa lớn.
Về khả năng giữ vững mốc 600 điểm khi kết phiên, ông Điệp cho rằng do chỉ số vẫn đang giao dịch khá nhạy cảm quanh vùng 600 điểm nên chưa thể có kết luận gì. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chắc chắn VN-Index sẽ vượt mốc 600 điểm để lên chinh phục ngưỡng kỹ thuật mạnh 610 điểm.
Mặc dù hiện tại thị trường đã vượt mốc 600 điểm nhưng mặt bằng giá của nhiều cổ phiếu vẫn chưa tương xứng với mốc này (tăng điểm do những cổ phiếu lớn và dẫn dắt như VNM, GAS, VIC,… tăng mạnh). Chính vì vậy, thị trường sẽ còn phân hóa trong ngắn hạn để giá các cổ phiếu gia tăng phù hợp với mặt bằng của điểm số, ông Điệp nói thêm.
Ông cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội phân hóa để mua vào những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, tuy nhiên nên thận trọng với những cổ phiếu lớn vì giá đã tăng khá và có ảnh hưởng đến chỉ số trong thời gian vừa qua.
Đối với các cổ phiếu đầu cơ mà dòng tiền vào mạnh thì tại các ngưỡng nhạy cảm như hiện tại nhà đầu tư không nên mua vào và nên cân nhắc chốt lời một phần nếu đã có lợi nhuận khá hay thậm chí chuyển qua xem xét giải ngân vào những cổ phiếu với kết quả kinh doanh tốt.
Duy Hoàng
|
Trần Hạnh
|