Thứ Ba, 08/07/2014 11:41

Một cột mốc mới trong công khai thông tin

Kể từ ngày 5-8-2014, một cột mốc mới trong công khai thông tin của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được xác lập. Kể từ ngày này, hầu như tất cả các DNNN sẽ phải công khai những thông tin quan trọng để công chúng biết và giám sát.

Theo Quy chế công bố thông tin hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành, các DNNN, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhỏ, đều phải công bố những thông tin mà giới nghiên cứu, thị trường và người dân trông chờ bấy lâu như báo cáo tình hình hoạt động hay báo cáo tài chính sáu tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.

Ngoài ra các DNNN này cũng phải công khai chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư hàng năm; kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và kết quả thực hiện; báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động; và tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.

Quy chế cũng nói rõ về phương tiện và hình thức công bố thông tin, trách nhiệm công bố thông tin cũng như cách xử lý vi phạm về công bố thông tin nên vấn đề còn lại bây giờ là chờ các DNNN triển khai thực hiện như thế nào. Trước mắt chắc chắn mọi người sẽ nhìn vào các tập đoàn, tổng công ty trước nay không chịu công bố thông tin, mọi hoạt động bị che khuất để tiện bề hưởng lợi thế độc quyền hay phục vụ lợi ích cục bộ, và tạo ra áp lực tuân thủ quy chế.

Đây cũng là công cụ rất hữu hiệu để đại biểu Quốc hội, báo chí và người dân giám sát hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước vốn rất thiếu thông tin công khai, minh bạch. Riêng về công khai lương, hưởng, giám sát không có nghĩa là tạo ra sự đố kỵ về lương bổng miễn sao lương thưởng của những nơi này đủ sức giữ chân người có thực tài.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là quy chế chỉ mới “đụng” đến loại hình các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Nhà nước. Trong thực tế còn hơn 8.000 “cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, hiệp hội”, tuy quy mô nhỏ hơn nhiều lần nhưng cũng là những lỗ đen hút tiền của ngân sách một cách không minh bạch.

Dù các nơi này nhận hay không nhận đồng tiền trực tiếp nào từ ngân sách nhưng một khi trực thuộc các cơ quan hành chính thì chúng sẽ chia sẻ các nguồn lực công, lại kinh doanh trên các nguồn lực này. Do vậy, yêu cầu công khai minh bạch thông tin hoạt động của loại hình này là điều đương nhiên phải tính đến.
Thiết nghĩ, bước đầu tiên là “công ty hóa” các đơn vị sự nghiệp công lập có thu này. Chỉ khi biến chúng thành công ty, dù dưới dạng trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay công ty cổ phần, thì dần dần mới có thể đưa chúng vào khuôn khổ hoạt động chung và áp dụng quy chế công khai thông tin như quy chế vừa được ban hành. Ngay cả người trong cuộc cũng mong muốn được “công ty hóa” để họ được quyền hoạt động đầy đủ, công khai chứ không phải phụ thuộc vào các ràng buộc nay đã lạc hậu.

Có như vậy thì việc cải cách khu vực DNNN mới đạt được bước đột phá như mong muốn.

tbktsg

Các tin tức khác

>   Từ vụ vợ tỷ phú Trung Quốc ăn cắp hạt giống ngô của Mỹ: Mánh khóe làm giàu trái phép (08/07/2014)

>   Thu hồi hơn 21.880 tỉ đồng từ tội phạm kinh tế, tham nhũng (08/07/2014)

>   Phó tổng tham mưu trưởng: 'Máy bay rơi không phải do phá hoại' (07/07/2014)

>   Vì sao tuyển hơn 2.100 lao động Trung Quốc tại Trà Vinh? (07/07/2014)

>   Trực thăng rơi ở ngoại thành Hà Nội, 16 người chết (07/07/2014)

>   'Ăn vặt' nhưng mất lớn (07/07/2014)

>   Được ưu đãi tột cùng, Formosa đầu tư gì tại Hà Tĩnh? (07/07/2014)

>   Mạng cá độ bóng đá M88.com: Không thể bị “đánh sập”! (07/07/2014)

>   EVN nhầm nhọt thu tiền điện của dân, lỗi do thời tiết? (05/07/2014)

>   Học giả thế giới: Mỹ, Nhật có thể kiện “đường lưỡi bò” (05/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật