Chủ Nhật, 27/07/2014 16:20

Góc nhìn tuần 28/07-01/08: Không đơn thuần là điều chỉnh nhẹ

Hầu hết các chuyên gia đều có những khuyến nghị hoài nghi về xu hướng tăng trong ngắn hạn của thị trường thời gian tới. Theo đó, thị trường có thể bước vào xu hướng điều chỉnh và nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu.

Cắt lỗ nếu VN-Index xuống dưới 595 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Trong tuần tới, các số liệu vĩ mô quan trọng tiếp tục được công bố bao gồm: Chỉ số PMI, chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2014 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2014. Các số liệu này được dự báo sẽ tích cực. Cũng trong tuần tới, kết quả kinh doanh (KQKD) quý 2 của một số doanh nghiệp lớn như PVD, HAG, REE.. dự kiến sẽ tiếp tục được công bố và đều được kỳ vọng tích cực. Điều này sẽ giúp giảm bớt tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và kích thích dòng tiền bên mua hoạt động tích cực hơn trong tuần tới.

SHS dự báo VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng điểm, test lại mốc đỉnh của năm 607,5 điểm với động lực là các cổ phiếu bluechip. Tuy nhiên việc điều chỉnh trong vài phiên đầu tuần có khả năng xảy ra. SHS khuyến nghị mức cut-loss của nhà đầu tư khi VN-Index giảm xuống quá ngưỡng hỗ trợ 595 điểm.

Thị trường đã suy yếu và cần điều chỉnh

CTCK VNDirect (VND): VN-Index đảo chiều sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu. Nếu nhìn lại sự suy yếu của VN-Index trong nhịp phục hồi từ ngưỡng hỗ trợ 595, nhà đầu tư có thể thấy việc thị trường đảo chiều trong phiên 25/07 là tín hiệu cho thấy thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh.

Các chỉ số thanh khoản không thể lập mức cao mới. Điều tương tự cũng xảy ra với các chỉ số đo mức độ lan tỏa của sắc xanh. Nhìn chung, hai yếu tố này không theo kịp tốc độ tăng của, VN-Index đồng nghĩa sức mạnh của thị trường không hỗ trợ cho giá cổ phiếu đi lên tiếp. Thị trường đã suy yếu và cần một nhịp điều chỉnh thật sự.

Thị trường bắt đầu suy yếu từ cách đây 1 tuần giao dịch nên nhịp điều chỉnh này được dự đoán sẽ diễn ra tương đối sâu và rộng. VND cho rằng 595 là ngưỡng hỗ trợ yếu nên đây không phải là một điểm mua an toàn. Chiến lược phù hợp là tiếp tục quan sát để chờ bên bán suy yếu và tìm hỗ trợ cứng.

Có nhịp điều chỉnh nhẹ

CTCK FPT (FPTS): Với diễn biến giằng co ở hầu hết các phiên trong tuần qua thì nhiều khả năng thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch tiếp theo do các chỉ số vẫn đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi tâm lý lo ngại trên vùng đỉnh cũ.

Về kỹ thuật, như FPTS đã nhận định thì việc độ rộng thị trường không được cải thiện đã khiến nỗ lực kéo giá của phiên trước đó bị triệt tiêu, cùng với nhiều chỉ báo kỹ thuật vẫn cho tín hiệu điều chỉnh thì nhà đầu tư nên thận trọng với rủi ro đảo chiều xu thế trên vùng đỉnh cũ.

Theo đó, FPTS bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư lướt sóng hạn chế mở các trạng thái mua mới trước khi thị trường có tín hiệu xác nhận xu thế rõ ràng hơn, chiến lược giao dịch phù hợp vẫn là tranh thủ các thời điểm thị trường tăng để chốt lời và giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về tỷ lệ an toàn 50%.

Cảnh báo về khả năng đảo chiều của thị trường

CTCK Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BSI): Thời điểm này hầu hết đã được phản ánh vào giá, các bluechips dần hết động lực tăng giá và thị trường bước vào tháng 7 Âm lịch (thời điểm đầu tư không thuận lợi theo quan điểm của người Việt). Nhờ tăng giá của một vài cổ phiếu lớn, VN-Index vẫn giữ được mức điểm tâm lý 600 điểm và mang lại chút hy vọng cho nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu. Tuy vậy, đợt bán tháo trong phiên cuối tuần qua (25/07) là tín hiệu cảnh báo về khả năng đảo chiều của thị trường, đồng thời cho thấy rủi ro đang tiềm ẩn ở mức cao.

BSI vẫn tiếp tục giữ quan điểm như đã đề cập trong báo cáo trước. Nhà đầu tư tiếp tục chốt lãi ở những cổ phiếu tăng mạnh, hạ tỷ trọng nắm giữ.

VN-Index sẽ trở lại ngưỡng 590

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Nếu như tiếp tục là một phiên giảm nữa thì mọi chuyện có thể sẽ thay đổi và áp lực từ phía bên bán sẽ mạnh lên. Ngay cả khi thị trường tiếp tục giữ nhịp vẫn cách thức cũ với những nhóm cổ phiếu cơ bản xoay trục vẫn sẽ khiến thị trường trở nên nhàm chán. Vì thế, IVS cho rằng tuần tới thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh, chỉ số VN-Index sẽ quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 590 điểm.

Còn đối với chỉ số HNX-Index, việc bị mất mốc 80 điểm sau rất nhiều phiên giữ chốt tại đây là một yếu tố khá tâm lý. Do đó giống như VN-Index, chỉ số này sẽ cố giành lại mốc điểm trên nhưng khả năng giữ được trong tuần tới sẽ rất khó khăn. Khi chỉ số HNX-Index xuất hiện nhịp điều chỉnh thì những cổ phiếu có tính hỗ trợ cho sàn này như PGS, PVS, VND...sẽ điều chỉnh và đẩy chỉ số này xuống vùng thấp hơn.

Chinh phục mốc 600 điểm vừa qua đã là quá thành công khi thị trường gần như không có sự hỗ trợ nào đáng kể. Duy nhất lúc này là những thông tin từ KQKD Quý 2 đang được công bố nhưng không có nhiều điểm nổi bật và cũng đang vào giai đoạn cuối. Vì thế kỳ vọng tiếp theo với thị trường đang bị đặt câu hỏi? Và với một tháng 7 âm lịch đầy ấn tượng xấu với nhà đầu tư thì diễn biến phía trước sẽ là một thách thức thực sự.

Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì mức tăng

CTCK Bản Việt (VCSC): Về quan điểm kỹ thuật, VCSC cho rằng áp lực bán có thể tiếp tục gia tăng trong các phiên đầu tuần tới, VCSC đánh giá điểm rủi ro là thị trường có thể sẽ không đơn thuần điều chỉnh nhẹ, mà có thể bước vào giai đoạn giảm do đồ thị giá xuất hiện các tín hiệu cảnh báo đảo chiều và hệ thống chỉ báo xu hướng cảnh báo điểm bán ở nhiều cổ phiếu trên cả hai sàn. Đồng thời, chỉ báo xung lượng ngắn hạn của chỉ số HNX-Index giảm mạnh về gần vùng quá bán nên có thể xuất hiện nhịp hồi trong phiên đầu tuần tới.

Tuy nhiên, hệ thống chỉ báo xu hướng của VCSC vẫn duy trì mức tăng xu hướng ngắn hạn trên hai chỉ số và giữ mức cắt lỗ ở mức 588.4 của chỉ số VN-Index và 79.0 của HNX-Index cho nên nhà đầu tư chưa nên bán hết toàn bộ danh mục.

Nhà đầu tư không nên bán đuổi và chỉ nên chốt lời từng phần các cổ phiếu có mức sinh lời tốt tại các nhịp hồi phục trong phiên. VCSC chỉ khuyến nghị bán hết toàn bộ danh mục khi đồ thị giá của hai chỉ số vi phạm các mức cắt lỗ. ngoài ra, các nhà đầu tư đã bán ở các phiên trước đó thì chưa nên mở lại vị thế mua.

Xu hướng bán ra sẽ là chủ đạo

CTCK Ngân hàng Quân Đội (MBS): MBS cho rằng xu hướng bán ra sẽ là chủ đạo trong ngắn hạn sắp tới. Các phiên tăng điểm không thực sự phản ánh thay đổi trong tâm lý thị trường mà sẽ chỉ mang yếu tố kỹ thuật nhiều hơn.

Do vậy việc mua vào thời điểm nay có nhiều rủi ro, nhà đầu tư nên cơ cấu danh mục, tăng tỷ lệ tiền mặt để sẵn sàng nếu có điều chỉnh.

Bước vào xu hướng điều chỉnh

CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS): Sau đợt giảm điểm khá mạnh phiên 25/07, thị trường có thể sẽ có sự hồi phục nhất định trong phiên giao dịch đầu tuần, nhất là các mã cổ phiếu trên sàn HOSE.

VN-Index với khả năng trụ vững trên mốc 600 điểm và sự hỗ trợ của các mã vốn hóa lớn, có thể vẫn sẽ tiếp tục có diễn biến giằng có quanh mốc này.

Nhưng ở góc độ thị trường chung, sau giai đoạn thanh khoản thấp liên tục trong suốt hơn 2 tuần qua, cùng với diễn biến cho thấy lực cầu đã đứng ngoài trong phiên sụt giảm mạnh (25/07), thị trường có vẻ như đã kết thúc xu hướng giằng co quanh ngưỡng kháng cự kéo dài hơn 3 tuần qua và bước vào xu hướng điều chỉnh

Gia Nguyên tổng hợp

Các tin tức khác

>   Ông Nguyễn Đức Hùng Linh (SSI): Nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong nửa cuối năm (25/07/2014)

>   Góc nhìn 25/07: Thử thách đà tăng để tiến đến mốc 610 (24/07/2014)

>   Góc nhìn 25/07: Thử thách đà tăng để tiến đến mốc 610 (24/07/2014)

>   Ngày 24/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/07/2014)

>   Góc nhìn 24/07: Gấu đang chiếm thế thượng phong? (23/07/2014)

>   VN-Index có phá vỡ được vùng 600 – 630 điểm hay không? (24/07/2014)

>   Góc nhìn 23/07: Sẽ sớm chinh phục lại mốc 600 điểm (22/07/2014)

>   Góc nhìn 23/07: Sẽ sớm chinh phục lại mốc 600 điểm (22/07/2014)

>   Góc nhìn 22/07: Bước vào vùng “gió giật” (21/07/2014)

>   Ông Trần Anh Thắng (OCS): Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức 50% khi VN-Index vào vùng 590-600 điểm (21/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật