Thứ Ba, 29/07/2014 17:53

Góc nhìn 30/07: Chưa phải là cơ hội để mở lại vị thế

Các chuyên gia cho rằng VN-Index sẽ rung lắc đi ngang và 580 sẽ là vùng hỗ trợ tịch cực cho chỉ số. Theo đó, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp tăng để giảm tỷ trọng, đây không phải là cơ hội tốt để mở lại vị thế mua.

Tận dụng nhịp tăng để giảm tỷ trọng

CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS): Thị trường sẽ tìm cách giữ mốc 590 điểm và có thể thanh khoản sẽ co hẹp lại. Nếu điều này xảy ra thì phiên 30/07 sẽ có nhiều yếu tố tích cực hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt ngắn hạn, còn về xu thế thì nó sẽ không còn khuyến khích dòng tiền gia nhập trở lại như những lần trước nữa. Có thể, sự hồi phục ở những phiên tới sẽ không thực sự rõ ràng và điều đó lại mang đến bất an cho NĐT.

IVS cho rằng NĐT nên tận dụng nhịp tăng này để hạ tỷ lệ cổ phiếu xuống hơn là gia tăng nó lên. Nếu như dòng tiền thực sự suy yếu thì sẽ không loại trừ thị trường sẽ lại diễn ra một nhịp bán mạnh lần nữa. Khi mốc 590 điểm bị mất, tâm lý của NĐT sẽ trở nên bất định hơn và đó là một lo lắng thực sự.

Khả năng điều chỉnh vẫn còn

CTCK Phú Hưng (PHS): Theo quan điểm kỹ thuật, sau hai phiên điều chỉnh mạnh, chỉ số đã có phiên hồi phục kỹ thuật trở lại khi lùi về ngưỡng hỗ trợ 585 điểm (fibo 23.6%). Dù có mức tăng điểm, nhưng chỉ số chỉ hồi phục vào cuối phiên giao dịch và khối lượng khớp lệnh lại bị suy giảm đáng kể, cho thấy sự thận trọng vẫn đang ở mức cao.

Trong các phiên tới, chỉ số cần ổn định trở lại trên đường MA 20D thì khả năng tích lũy trở lại vẫn còn, còn không áp lực điều chỉnh càng gia tăng mạnh hơn khi chỉ báo DI+ hiện đang hướng xuống và gần cắt đường DI- từ bên trên, là tín hiệu tiêu cực cho chỉ số.

Đối với sàn HNX, áp lực điều chỉnh vẫn đang hiện hữu, ngưỡng hỗ trợ hiện ở mức 75 điểm (Fibo 50%- kể từ tháng 09/2013 - 04/2014). Nhìn chung, trong ngắn hạn, khả năng điều chỉnh vẫn còn, do đó PHS khuyến nghị tiếp tục quan sát thị trường thêm vài phiên nữa chờ sự ổn định hơn của chỉ số.

Rủi ro đảo chiều trên đỉnh cũ

CTCK FPT (FPTS): Độ rộng thị trường không được cải thiện đã khiến nỗ lực kéo giá của phiên trước bị triệt tiêu, cùng với nhiều chỉ báo kỹ thuật vẫn cho tín hiệu điều chỉnh, NĐT nên thận trọng với rủi ro đảo chiều xu thế trên vùng đỉnh cũ bởi tâm lý lo ngại.

Theo đó, FPTS khuyến nghị NĐT lướt sóng hạn chế mở các trạng thái mua mới trước khi thị trường có tín hiệu xác nhận xu thế rõ ràng hơn, chiến lược giao dịch phù hợp vẫn là tranh thủ các thời điểm thị trường tăng để chốt lời và giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục về tỷ lệ an toàn 50%.

Giữ vững mức hỗ trợ 580

CTCK Kim Long (KLS): Áp lực bán đang giảm dần, bên cạnh đó sức cầu từ khối nhà đầu tư nước ngoài giúp chỉ số VN-Index tăng điểm trở lại. Tuy nhiên khối lượng giao dịch thấp cho thấy sức cầu hiện đang khá yếu. Bollinger band đang có xu hướng co hẹp cho thấy có thể chỉ số VN-Index sẽ dao động trong biên độ hẹp trong ngắn hạn. Mức hỗ trợ 580 điểm đang là hỗ trợ mạnh đối với VN-Index. KLS cho rằng VN-Index sẽ giữ vững mức hỗ trợ này trong các phiên giao dịch tới.

Riêng HNX-Index đã tăng trở lại sau 2 phiên giảm mạnh trước đó nhưng sức cầu hiện vẫn đang ở mức thấp. IVS cho rằng nếu sức cầu không được cải thiện thì có thể chỉ số HNX-Index sẽ tiếp tục giảm điểm trở lại và kiểm nghiệm vùng hỗ trợ 76 điểm trong các phiên giao dịch tới.

Rung lắc đi ngang

CTCK KIS Việt Nam (KIS): Sự bảo hòa về mặt vĩ mô trong khi nhiều mã có vốn hóa lớn chưa công bố KQKD quý II làm cho thị trường thiếu động lực tăng trưởng trong ngắn hạn.

Dù vậy, phiên tăng điểm tương đối tích cực ngày 29/07 giúp trấn an tâm lý NĐT sau cú sốc đầu tuần, làm giảm mức độ rủi ro của thị trường vào lúc này. Bên cạnh đó, khối ngoại duy trì đà mua ròng liên tiếp trong 4 tháng gần đây cũng được xem là yếu tố hỗ trợ quan trọng.

Phiên 30/07, nếu thanh khoản cải thiện, các chỉ số được kì vọng duy trì sắc xanh tăng nhẹ. Về cơ bản, KIS cho rằng các chỉ số chủ yếu vận động theo xu thế rung lắc đi ngang với các phiên tăng giảm xen kẽ. NĐT nói chung được khuyến nghị duy trì tỷ trọng tiền mặt nhất định. Việc trở lại hoạt động mua vào chỉ nên cân nhắc ở các nhịp giảm và ưu tiên các mã có nền tảng cơ bản tốt.

Lùi dần về hỗ trợ 580

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Đợt điều chỉnh lần này sẽ không “sốc” như lần điều chỉnh hồi nửa cuối tháng 4 do mức margin hiện tại không lớn như mức margin hồi đỉnh tháng 3 và không có nhiều thông tin tiêu cực trong giai đoạn này. Vì vậy, áp lực bán sẽ không lớn.

BSI nhận định các chỉ số sẽ lùi dần về các mức hỗ trợ đã xác lập trong thời gian qua, trước mắt là vùng hỗ trợ 580. Bên cạnh đó, nhịp hồi phục nhẹ chưa phải là cơ hội tốt để mở lại vị thế. Đợt điều chỉnh lần này sẽ kéo dài không dưới đơn vị tuần. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, BSI chưa nhận thấy nhiều lý do tiêu cực để thị trường giảm sâu. Do đó, xu hướng trung hạn vẫn tích cực (dòng tiền vẫn duy trì ở mức khá, chưa phải mức cạn kiệt).

BSI khuyến nghị NĐT đang cầm nhiều tiền mặt nên kiên nhẫn chờ đợi thêm điểm mua tốt hơn. Còn với NĐT đang có nhiều cổ phiếu thì chưa cần thiết bán tháo bằng mọi giá, nên tận dụng nhịp hồi để hạ tỷ trọng cổ phiếu tại mức giá tốt, đặc biệt là những mã đầu cơ.

Trần Hạnh tổng hợp

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 29/07: “Gấu” sẽ tiếp tục làm chủ cuộc chơi? (28/07/2014)

>   Cuối tháng 7, đầu tư vào cổ phiếu nào? (28/07/2014)

>   Góc nhìn tuần 28/07-01/08: Không đơn thuần là điều chỉnh nhẹ (27/07/2014)

>   Ông Nguyễn Đức Hùng Linh (SSI): Nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong nửa cuối năm (25/07/2014)

>   Góc nhìn 25/07: Thử thách đà tăng để tiến đến mốc 610 (24/07/2014)

>   Góc nhìn 25/07: Thử thách đà tăng để tiến đến mốc 610 (24/07/2014)

>   Ngày 24/07: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/07/2014)

>   Góc nhìn 24/07: Gấu đang chiếm thế thượng phong? (23/07/2014)

>   VN-Index có phá vỡ được vùng 600 – 630 điểm hay không? (24/07/2014)

>   Góc nhìn 23/07: Sẽ sớm chinh phục lại mốc 600 điểm (22/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật