Thứ Sáu, 04/07/2014 06:47

Độc lập, tự chủ không có nghĩa là “cô độc”

“Chúng ta phải nỗ lực để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta phải hội nhập để phục vụ chúng ta”, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định.

Độc lập, tự chủ không có nghĩa là “cô độc”

Tại Hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” diễn ra ngày 3/7/2014 tại Hà Nội, Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, sự cố căng căng trên Biển Đông đã khiến chúng ta nhận ra mối quan hệ trên mọi phương diện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Song cũng không nên trách cứ việc Trung Quốc là láng giềng của chúng ta mà thay vào đó, nên tận dụng cơ hội này bằng cách sẽ tiếp tục quan hệ với Trung Quốc với tư cách nền kinh tế thứ hai và là công xưởng của thế giới.

Trong quan hệ với Trung Quốc, ông Doanh cho rằng, tính phụ thuộc lẫn nhau là rất đáng chú ý. Tuy vậy, đây không đơn giản chỉ là mối quan hệ giữa hai quốc gia mà còn có sự ràng buộc, liên quan đến nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Vì vậy, Việt Nam phải nỗ lực để trở thành một mắt xích quan trọng không thể thay thế được trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo ông Doanh, một nền kinh tế tự chủ, độc lập không có nghĩa là “cô độc” mà phải hội nhập để phục vụ chính mình.

Nói cách khác đây là hội nhập chủ động. Theo đó, Việt Nam phải nâng cao năng lực, trí tuệ, phải tự quyết định nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, chủ quyền. Điều này phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế, năng lực và quyết tâm chính trị của chính chúng ta…Từ đó mới giữ chữ tín và tạo niềm tin cho thế giới.

“Hội nhập chủ động khác với hội nhập thụ động. Hội nhập thụ động nghĩa là chúng ta không có át chủ bài, không có công nghệ, vốn…mà chỉ đem hết tài nguyên ra khai thác, cung ứng nguồn lao động rẻ, các chính sách ưu đãi… Đó là phương pháp hội nhập không bền vững”, ông Doanh phân tích.

Dẫn câu chuyện một công ty Nhật Bản chỉ khoảng 60 người nhưng làm linh kiện bán cho Airbus và Boeing khiến các hãng này bị phụ thuộc, ông Doanh khẳng định, khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, điều cần đạt được là năng lực khoa học - công nghệ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, bài toán lớn nhất của tự chủ kinh tế trong một thế giới tương thuộc là phải tối đa hóa độc lập chủ quyền, nhưng đồng thời cũng phải tối đa hóa sự phát triển. Nhưng trong quá trình đó, mức độ hội nhập, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế là rất quan trọng.

“Một khi chúng ta đã chấp nhận hội nhập thì cũng phải chấp nhận rủi ro. Chẳng hạn khi chúng ta gia nhập TWO thì rủi ro chính là chống bán phá giá, nguồn gốc sản phẩm...Nhưng nếu chúng ta không hội nhập thì cũng sẽ mắc phải rủi ro khác. Không hội nhập thì không có nguồn lực để bảo vệ độc lập chủ quyền”, ông Thành nói.

Nhận định quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là khá sâu và Trung Quốc “bắt đầu có những trò không đẹp đẽ”, tuy nhiên ông Thành cho rằng Trung Quốc sẽ không dám gây hấn ồ ạt như cắt 100% thương mại song phương bởi lý do đây không còn là quan hệ song phương mà là đa phương. Mặt khác, Trung Quốc không dễ xóa bỏ các hiệp định, cam kết quốc tế, trong khi bản thân nước này phải giữ hình ảnh với thế giới khi chính họ cũng đang phụ thuộc thế giới.

Một nền kinh tế tự chủ, độc lập không có nghĩa là “cô độc” mà phải hội nhập để phục vụ chính mình

Cơ hội và giải pháp

Theo ông Võ Trí Thành, Việt Nam hiện đang đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập sâu rộng nên thời điểm này sẽ là cơ hội để đẩy nhanh tiến trình này.

Và đây không chỉ là câu chuyện của riêng Việt Nam mà còn là câu chuyện của nhiều quốc gia khác. Việt Nam cần linh hoạt chuyển hướng trên thị trường quốc tế, chủ động tìm nguồn cung và thị trường xuất khẩu mới. Cùng với đó, Việt Nam nên đẩy nhanh quá trình ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

“Chúng ta cũng có cần cơ chế giám sát chặt chẽ, phản ứng nhanh trong các tình huống, trách nhiệm phải gắn với hành động mà câu chuyện Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh vừa qua là những ví dụ”, ông Thành nói.

Nhiều quan điểm cho rằng, đây là thời điểm để nền kinh tế Việt Nam nhìn nhận lại mình, để thấy kinh tế đang phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phải né tránh mà cần hợp tác bình đẳng để cùng có lợi trên cơ sở cải cách thể chế như hạn chế đối ta lợi ích nhóm, công khai minh bạch, nâng cao trách nhiệm cá nhân, sử đổi và bổ sung Luật đấu thầu…

“Doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn, không làm ăn chụp giật, biết người, biết mình, quản trị doanh nghiệp hiện đại. Biết đứng trên vai những người khổng lồ, thu hút nhân tài. Về khoa học công nghệ, phải tiếp cận được vốn, tạo nên sự khác biệt với các đối thủ, không nên cạnh tranh chỉ bằng giảm giá. Cùng với đó, phải đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, tạo ra khả năng lựa chọn để không bị phụ thuộc”, TS Lê Đăng Doanh chia sẻ quan điểm khi bàn về cơ hội và giải pháp cho Việt Nam.

Cho rằng, Hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau” chỉ là một trong chuỗi những hội thảo về đề tài “Thoát Trung” đang được tổ chức những ngày này, ông Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh:

“Các hội thảo đưa ra nhiều số liệu. Nhưng để giải quyết được vấn đề, đi tới cùng vấn đề thì quan trọng nhất vẫn là những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, với Trung Quốc, chúng ta đang mắc phải nạn buôn lậu, nhập siêu…thì đâu là giải pháp? Chứ Hội thảo không chỉ nêu ra vấn đề rồi để đó”./.

Quỳnh Anh

tổ quốc

Các tin tức khác

>   Chi 11.500 tỷ đồng đóng 32 tàu cảnh sát biển và kiểm ngư (03/07/2014)

>   Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Philippines (03/07/2014)

>   Tranh chấp chung cư: Dân bị đánh tét mặt, đổ máu trước mặt công an phường (03/07/2014)

>   “Đại gia” Sài Gòn sắm trực thăng, tàu nghìn tỷ ra Hoàng Sa (03/07/2014)

>   Tại sao không phải “1 đoạn” mà lại là “9-10 đoạn”? (03/07/2014)

>   Hai cựu phó chủ tịch ACB kháng cáo (03/07/2014)

>   Việt Nam, Philippines lo ngại tình hình Biển Đông ngày càng xấu đi (02/07/2014)

>   Ông Nguyễn Bá Thanh: Vụ Dương Chí Dũng sẽ còn xử tiếp (02/07/2014)

>   Cứ 4 chuyến bay lại có một chuyến chậm hoặc hủy (02/07/2014)

>   Phát hiện vụ kinh doanh ngoại hối khủng gần 30.000 tỷ đồng ở Lào Cai (02/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật