Thứ Năm, 10/07/2014 06:48

Đến hạn, Công ty Nivl vẫn chưa trả nợ dân tiền mía

Nhiều ngày qua, người dân trồng mía ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An rất bức xúc vì Công ty cổ phần Nivl (trụ sở tại ấp 6, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An) chưa trả khoản tiền nợ gần 57 tỷ đồng cho người dân như đã cam kết.

Nhiều người than phiền Công ty cổ phần Nivl cam kết đến ngày 15-6 sẽ trả hết nợ cho dân, nhưng đến nay công ty vẫn chưa trả. “Họ làm như vậy, chẳng khác nào đẩy dân vào bước đường cùng”, một người dân ở ấp 6 xã Lương Hòa bức xúc. Theo người dân, để trồng mía, nhiều người phải đi vay vốn ngân hàng, rồi bao nhiêu thứ sinh hoạt của gia đình cũng trông cậy vào cây mía... nên “công ty chậm trả nợ một ngày là dân tụi tôi lâm vào cảnh túng quẫn, nợ nần thêm chồng chất”, ông Thanh, một nông dân ở ấp 6A, xã Lương Hòa than thở!

Đường tồn kho, ế ẩm không chỉ là gánh nặng cho nhà máy mà hệ lụy đến cả nông dân trồng mía

Theo ông Thanh và nhiều người dân trồng mía ở Lương Hòa, hợp đồng mua bán mía giữa Công ty cổ phần Nivl với người dân là dân chở mía đến cân bán cho nhà máy. Sau một tuần lễ, công ty sẽ trả đủ tiền cho dân. Lúc đầu, công ty thực hiện đúng như cam kết, sau đó thì “hứa lèo”, mãi đến nay đã hết mùa mía gần 1 tháng nhưng công ty vẫn chưa chịu trả nợ cho dân. Ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng ấp 6A, xã Lương Hòa, bức xúc: “Để trồng mía, dân phải vay mượn đủ thứ… Tưởng bán mía xong sẽ có tiền trả nợ, ai dè chẳng có xu nào, thử hỏi dân nghèo phải sống ra sao?”.

Qua tìm hiểu, hiện nay nhiều người dân trồng mía ở Bến Lức đang lâm vào cảnh khốn khó, nợ nần chồng chất do vay mượn tiền bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng, trả tiền vật tư nông nghiệp… “Có nợ chồng nợ cũng phải ráng mà chịu, vì dân tụi tôi không thể thất hứa với ngân hàng được”, ông Chữ, một nông dân ở xã Lương Hòa, cho biết. Theo ông Chữ, để có tiền làm mấy hécta mía, ông phải vay ngân hàng hơn 700 triệu đồng. Cứ tưởng sau khi bán mía cho công ty được trên 1 tỷ đồng sẽ có tiền trả cho ngân hàng, nào ngờ công ty này “hứa lèo” hoài nên ông đành phải vay nóng bên ngoài để trả nợ cho ngân hàng; chưa kể tiền công đốn mía, tiền nợ vật tư… bủa vây.

Về chuyện nợ nần nông dân, ông Nguyễn Thanh San, Giám đốc Công ty cổ phần Nivl, cho biết: Công ty chưa trả nợ cho bà con nông dân được là do công ty đang gặp khó khăn vì lượng đường tồn kho quá lớn (trị giá hàng trăm tỷ đồng). Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, lượng đường thành phẩm của công ty đang bị các ngân hàng chủ nợ “phong tỏa” vì công ty đã thế chấp vay vốn. Để tìm biện pháp khắc phục, cuối tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh Long An đã có công văn gửi các ngân hàng chủ nợ của Công ty Nivl, đề nghị nới lỏng “phong tỏa” và xem xét tăng vốn tín dụng để Nivl có điều kiện trả nợ cho dân, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Đăng Nguyên

sài gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Có 204 doanh nghiệp thủy sản được xuất sang Argentina (10/07/2014)

>   TP.Hồ Chí Minh: DN không “ngại” khi quan hệ thương mại với Trung Quốc xấu đi (09/07/2014)

>   DN XK gỗ trước sức ép chứng minh nguồn gốc (09/07/2014)

>   Không thành lập khu kinh tế đặc thù cho dự án Formosa (09/07/2014)

>   Du lịch vẫn tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn (09/07/2014)

>   Xuất khẩu da giày được dự báo sẽ vượt mốc 11 tỷ USD (09/07/2014)

>   Vinalines muốn DATC gánh thay 11.000 tỉ đồng nợ (09/07/2014)

>   Xăng dầu “đánh úp” vận tải (09/07/2014)

>   Đóng mới tàu cá, chủ tàu chỉ phải trả lãi suất tối đa 3%/năm (09/07/2014)

>   UAE là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam (09/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật