Thứ Sáu, 06/06/2014 10:44

XK nông - thủy sản: Bộ Công thương và doanh nghiệp không làm chủ được thị trường

Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản trong 5 tháng qua ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng hơn 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là tình hình xuất khẩu trong tháng 5 lại giảm đến 17% so với tháng 4 do công tác quy hoạch vùng nguyên liệu và đầu tư chế biến sản phẩm chưa tốt. Điều này đòi hỏi cần chủ động ứng phó trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản trong thời gian tới.

Hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản đang đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, như: công tác quy hoạch vùng nguyên nhiên liệu cho sản xuất, tỷ lệ chế biến sâu chưa đạt yêu cầu, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu chưa như mong muốn. Trong khi đó, năng lực tài chính doanh nghiệp xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu còn yếu và áp lực cạnh tranh cao đối với các nước cùng xuất khẩu cũng là yếu tố hạn chế xuất khẩu. Đơn cử như thị trường gạo thế giới đang bị áp lực cung vượt cầu và cạnh tranh quyết liệt. Bên cạnh lượng cung của một số nước mới tham gia thị trường xuất khẩu gạo như Myanmar, Campuchia thì việc doanh nghiệp Thái Lan bán hàng tồn kho trong các chương trình tạm trữ tiếp tục tạo áp lực cho gạo Việt Nam trong thị trường gạo thế giới.

Hay với thức ăn chăn nuôi, theo Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản An Phú Nguyễn Hồng Lê, cần chủ động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi mới tránh những tác động của thị trường thức ăn chăn nuôi nước ngoài đến giá thành sản phẩm thủy sản trong nước. Hiện nay, các doanh nghiệp Trung Quốc chi phối khoảng 35% thị trường thức ăn chăn nuôi cả nước. Chỉ có một số nhà máy có cơ sở chế biến thức ăn riêng đạt chất lượng tốt, còn một số nhà máy không kiểm soát được nguồn thức ăn đầu vào dẫn tới chất lượng cá tra (80% chất lượng cá tra được quyết định bởi thức ăn) đầu ra chưa tốt.

Nguồn nguyên liệu thủy sản dành cho chế biến xuất khẩu chỉ đạt 70-75% nhu cầu hệ thống các nhà máy chế biến (tương ứng 60-65% công suất của các nhà máy chế biến), ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất và cung ứng sản phẩm cho các thị trường. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vốn cho cải tiến và đóng mới tàu, các phương tiện đánh bắt và chi phí khai thác thủy hải sản còn ở mức cao, trong bối cảnh nhu cầu thị trường thấp, dẫn tới giá xuất khẩu thấp. Theo Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thủy sản (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng, chủ động thông tin thị trường để đưa ra mức giá cạnh tranh khi xuất khẩu là điều cần thiết. VASEP đề nghị thành lập một đề án cho việc tập trung cho một đầu mối xuất khẩu sản phẩm phi lê đông lạnh tại thị trường châu Âu qua hình thức sàn đấu giá. Như vậy mới có thể điều chỉnh lượng cung của mình thì cân bằng cung cầu sẽ tạo ra thế tốt hơn cho giá xuất khẩu nông sản.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản - thủy sản hiện chiếm tỷ trọng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Tuy nhiên, các sản phẩm nông sản tham gia chương trình xúc tiến thương mại còn ít. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, cần có sự phối hợp của doanh nghiệp và các bộ ngành trong công tác xúc tiến thương mại và xây dựng những thương hiệu nông sản có tiếng trên thị trường quốc tế mới mang lại hiệu quả xuất khẩu cao. Sự hỗ trợ của Nhà nước lớn đến đâu thì sự chủ động của doanh nghiệp phải được xây dựng thành những chương trình mang tính dài hạn, một chiến lược để tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp phải xây dựng được đề án để xây dựng thương hiệu gắn với việc tiếp cận thị trường, từ đó mới có sự phát triển bền vững tại thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế.

Bộ Công thương tiếp tục xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản; xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với nhóm hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu. Bộ Công thương sẽ rà soát nhu cầu tiêu dùng nông sản, thủy sản tại các thị trường, cơ chế chính sách nhập khẩu của các nước, theo dõi thông tin, diễn biến tình hình sản xuất của các thị trường để kịp thời thông tin cho các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, chủ động đề xuất và phối hợp thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu những nhóm hàng tiềm năng này.

Xuân Lan

đại biểu nhân dân

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực phát triển (06/06/2014)

>   Cần công ty đường mạnh! (06/06/2014)

>   Gỡ khó cho ngành đường: Doanh nghiệp đường cần đổi mới (06/06/2014)

>   Vốn nhà nước: Không thể sử dụng bừa bãi (06/06/2014)

>   Vào TPP: Dệt may không thể “ăn đong” hoài được! (06/06/2014)

>   Công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng phát triển công nghệ cao (05/06/2014)

>   Samsung sẽ đầu tư hơn 1 tỉ đô la Mỹ vào TPHCM (05/06/2014)

>   Cần chính sách đột phá về tín dụng, đất đai để “đất đẻ ra vàng” (06/06/2014)

>   Đến Bill Gates cũng không thể xin được giấy phép lao động ở Việt Nam! (05/06/2014)

>   VBF 2014: Tin tưởng về sự ổn định của môi trường đầu tư ở Việt Nam (05/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật