Thứ Sáu, 06/06/2014 06:57

Vốn nhà nước: Không thể sử dụng bừa bãi

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh chiều 5/6, nhiều đại biểu cho rằng, mục tiêu và phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp cần được xem xét kỹ, tránh đầu tư dàn trải, kém hiệu quả...

Đại biểu Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) cho rằng, luật cần siết chặt phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn, loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước tham gia đầu tư vốn. Tuy nhiên, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo những hình thức đầu tư quy định trong dự án luật là tương đối rộng rãi, chung chung, thiếu cụ thể. Như vậy sẽ không siết chặt được mà còn tạo kẽ hở, hợp thức hóa việc “chạy đua” đầu tư. Đồng tình với quan điểm này, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị), phạm vi đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã xảy ra tràn lan, gây lãng phí tài sản của nhà nước. Dự thảo luật cần khắc phục điều này một cách triệt để. Thế nhưng, tại dự án luật, quy định phạm vi quá rộng. Đại biểu đề nghị đầu tư ngoài ngành cần đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 dự án luật quy định về đối tượng áp dụng của luật nhưng không quy định tổ chức có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và Điều 49 dự án Luật quy định bãi bỏ khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư (Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước). Tuy nhiên, khoản 6 Điều 7 dự án luật lại quy định “Đầu tư vốn nhà nước thông qua tổ chức có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước”. Do đó, một số đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ thêm về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật đối với tổ chức có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; nghiên cứu bổ sung các quy định nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn nhà nước thông qua tổ chức có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Về đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, nhiều đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 về việc doanh nghiệp không được tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện theo ủy quyền, người có liên quan theo quy định… Theo ý kiến của các đại biểu, quy định này là quá cứng nhắc, chỉ vì có quan hệ cá nhân mà không cho phép doanh nghiệp đầu tư vào các doanh nghiệp cần tham gia vốn của nhà nước. Vì vậy, nên thay thế bằng việc báo cáo xin chủ trương tới cơ quan quản lý cấp trên đối với các hoạt động góp vốn, mua cổ phần này.

Tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP quy định "Doanh nghiệp không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ". Tuy nhiên, trong dự án luật không kế thừa quy định này - đây là điều cần cân nhắc vì quy định này bảo đảm doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro vốn nhà nước.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trần Văn (đoàn Cà Mau) băn khoăn: Gần đây có những vụ việc gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước ở các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước, nhưng các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu của các doanh nghiệp ấy đều “vô can”. Trước khi xảy ra những đổ vỡ đó đã có hàng chục các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng làm việc tại doanh nghiệp. Đại biểu đặt câu hỏi: Dự thảo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh có khắc phục được những "lỗ hổng" quản lý và tình trạng thiếu trách nhiệm đối với nguồn lực tài chính quốc gia đó không?

Nguyễn Hải

công thương

Các tin tức khác

>   Vào TPP: Dệt may không thể “ăn đong” hoài được! (06/06/2014)

>   Công nghiệp hỗ trợ chưa đáp ứng phát triển công nghệ cao (05/06/2014)

>   Samsung sẽ đầu tư hơn 1 tỉ đô la Mỹ vào TPHCM (05/06/2014)

>   Cần chính sách đột phá về tín dụng, đất đai để “đất đẻ ra vàng” (06/06/2014)

>   Đến Bill Gates cũng không thể xin được giấy phép lao động ở Việt Nam! (05/06/2014)

>   VBF 2014: Tin tưởng về sự ổn định của môi trường đầu tư ở Việt Nam (05/06/2014)

>   Dung Quất đặt mục tiêu thu hút 10 tỷ USD (05/06/2014)

>   Dự báo nhu cầu tiêu thụ đường trong nước sẽ tăng 15% (05/06/2014)

>   SBIC sẽ đóng nhiều tàu kiểm ngư, tàu cá (05/06/2014)

>   BISUCO trả nợ nông dân 26 tỉ đồng (05/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật