Thứ Năm, 05/06/2014 10:43

Nghiên cứu xây thêm tuyến đường sắt khổ 1m trên trục Bắc - Nam

Đó là đề xuất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) trong tờ trình vừa gửi Bộ GTVT.

Theo ĐSVN, tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM có tổng chiều dài 1.726km, khổ 1m, được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tiêu chuẩn kỹ thuật và vận tốc thấp... Hiện tại năng suất chạy tàu tối đa là 25 đôi tàu/ ngày đêm, có một số nút thắt chỉ khai thác tối đa 18 đôi tàu/ ngày đêm.

Từ thực tế trên, để phục vụ nhu cầu vận tải trước mắt và trong tương lai, ĐSVN đề nghị Bộ GTVT cho phép lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m chạy song song với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM hiện nay. Việc nghiên cứu nhằm làm rõ sự cần thiết phải xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt song song với tuyến đường sắt hiện tại cũng như lộ trình triển khai và phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Thành - chủ tịch HĐTV ĐSVN - cho biết việc nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m song song với đường sắt Bắc - Nam hiện nay là nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.

Cụ thể, phương án điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 mà Bộ GTVT đang xây dựng để trình Chính phủ, mục tiêu giai đoạn đến năm 2020 là ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện tại lên tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/g với tàu khách và 50-60km/g với tàu hàng.

Giai đoạn 2020-2030 sẽ chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng mới đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc -Nam với tốc độ khai thác từ 160-200km/g. Trong đó ưu tiên xây trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM.

Đến năm 2050 sẽ phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt đôi, khổ 1,435m trên trục Bắc - Nam và nghiên cứu nâng cấp tốc độ thiết kế cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu khai thác (dự kiến 300-350km/g). Lúc này tuyến đường cũ (khổ 1m) sẽ chuyển sang vận tải hàng hóa là chủ yếu và tàu khách địa phương.

Ông Thành cho biết đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào năm 2050, như vậy từ nay đến thời điểm đó còn 36 năm vẫn phải sử dụng đường sắt đơn (1 đường). Trong khi nhu cầu vận tải tăng lên từng ngày, đường bộ quá tải và đường sắt không đáp ứng đủ. Nếu có đường sắt đôi khổ 1 m thì sẽ khai thác được hơn 100 đôi tàu/ngày đêm thay vì 25 đôi tàu như đường đơn.

Như vậy sẽ làm giảm chi phí khai thác và đáp ứng được nhu cầu vận tải. “Việt Nam có thể tự mình làm được tuyến đường sắt khổ 1m với nội lực hoàn toàn và tận dụng những cái đang có sẵn để thi công đường, cầu... Như vậy chi phí sẽ rẻ và đảm bảo năng lực vận tải.

Tuyến đường này sẽ được nghiên cứu làm từng đoạn ưu tiên. Sau này có đường sắt tốc độ cao thì vẫn sử dụng đường sắt khổ 1m để chở hàng hóa và chạy tàu khách địa phương” - ông Thành cho biết.

T.Phùng

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Những cơn sốt và chu kỳ tù tội của đại gia Việt (05/06/2014)

>   G7 ra tuyên bố chống vũ lực ở Biển Đông (05/06/2014)

>   Công bố clip tàu Trung Quốc khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam (05/06/2014)

>   Đại biểu chất vấn Thủ tướng về nhà thầu Trung Quốc (05/06/2014)

>   Đại biểu hỏi suy nghĩ của Bộ trưởng Y tế về việc từ chức (05/06/2014)

>   BISUCO trả nợ nông dân 26 tỉ đồng (05/06/2014)

>   Đừng dựa vào nhu cầu ảo để xây sân bay (05/06/2014)

>   Tuyên án xong Nguyễn Đức Kiên, vụ án vẫn chưa kết thúc! (05/06/2014)

>   7 nhà thầu và nhà tư vấn vi phạm bị cấm tham gia dự án (04/06/2014)

>   Công dân có thể được cấp thẻ căn cước từ khi chào đời (04/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật