Chủ Nhật, 15/06/2014 22:45

Không thể đổ dồn áp lực lên cơ quan Thuế

Báo cáo môi trường kinh doanh 2014 (Doing Business 2014) do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Tập đoàn Tài chính quốc tế thực hiện vừa công bố, mức độ thuận lợi về thuế của Việt Nam đứng mức 149/189 nền kinh tế trên thế giới, tụt 4 bậc so với năm 2013 và đứng cuối bảng xếp hạng so với các nước trong khu vực. Trong đó, số lần phải nộp thuế hàng năm là 32 lần, tổng thời gian là 872 giờ (khoảng 100 ngày làm việc).

Tuy nhiên, theo Doing Business 2014, chỉ tiêu “nộp thuế” không phải theo khái niệm thuế thông thường (thuế là các khoản thu của Chính phủ và không hoàn lại) mà khái niệm thuế bao gồm tất cả các khoản đóng góp bắt buộc mà chủ DN phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, làm ảnh hưởng tới kết quả thu nhập của DN. Cụ thể, bao gồm: Các khoản thuế thu nhập (thuế Thu nhập DN/lợi tức), thuế tài sản, thuế phương tiện giao thông (phí xăng dầu), các khoản phí, lệ phí khác và các khoản bảo hiểm mà chủ DN sử dụng lao động phải nộp như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Thực tế, các quy định về tính các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phức tạp, gây khó cho người nộp thuế trong việc tính toán nghĩa vụ bảo hiểm. Dẫn tới, theo chi phí tuân thủ được tính toán trong Báo cáo thì chi phí tuân thủ để thực hiện các thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số. Chẳng hạn như năm 2014, số lần nộp chiếm 12/32 lần (chiếm 37,5%), thời gian nộp là 335 giờ/872 giờ, tổng mức thuế suất là 23,7/35,2%. So sánh với các nước thuộc ASEAN-6, thời gian để nộp bảo hiểm xã hội của Việt Nam gấp 30 lần Singapore và gấp hơn 10 lần của Brunei.

Tuy nhiên, áp lực về gánh nặng chi phí tuân thủ dường như chỉ tập trung vào cơ quan Thuế. Do vậy, theo Tổng cục Thuế, để đảm bảo được chi phí tuân thủ cho người nộp thuế nhất thiết phải có sự cải cách về chính sách và thủ tục liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản đóng góp bắt buộc cho người nộp thuế của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Mặt khác, theo Tổng cục Thuế, dữ liệu để tính toán Báo cáo môi trường kinh doanh thường chênh lệch 2 năm (ví dụ dữ liệu năm 2012 được dùng để đánh giá, tính toán các chỉ số trong Doing Business năm 2014) nên nhiều cải cách về chính sách thuế đang thực hiện như: Giảm tần suất kê khai thuế GTGT của DN vừa và nhỏ từ 12 lần/năm xuống 4 lần/năm; Áp dụng ngưỡng đăng ký thuế GTGT; Giảm thuế Thu nhập DN từ 25% xuống 22%; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 5 ngày xuống 3 ngày; thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế với trường hợp kiểm tra trước hoàn sau từ 60 ngày xuống còn 40 ngày; hoàn trước, kiểm sau từ 15 ngày còn 6 ngày… không được đánh giá và ghi nhận.

Mai Ka

Hải quan

Các tin tức khác

>   Thiết bị y tế NK theo xác nhận của Bộ y tế áp thuế GTGT 5% (15/06/2014)

>   4 tháng để làm thủ tục và nộp thuế: Nỗi khổ không dễ xóa (15/06/2014)

>   Cục Thuế Hà Nội thu nộp ngân sách tăng 17,2% (13/06/2014)

>   Cơ quan Thuế đang phải đối đầu với sự phản kháng của DN chuyển giá (13/06/2014)

>   Đã giảm 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin (10/06/2014)

>   Bộ trưởng Vinh và cuộc gặp đáng chú ý với lãnh đạo Coca Cola (10/06/2014)

>   Petrolimex bị đề nghị truy thu thuế 170 tỷ đồng (10/06/2014)

>   Quốc hội duyệt chi 16.000 tỷ cho cảnh sát biển, ngư dân (10/06/2014)

>   Kịp thời thực hiện các giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho DN (07/06/2014)

>   Ngành thuế đặt mục tiêu dẫn đầu khu vực về kê khai nộp thuế (04/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật