Thứ Năm, 19/06/2014 21:46

“Đói” thông tin

Số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố gần đây cho thấy, trong số 7.675 DN khảo sát, có tới 55,8% số DN được hỏi trả lời không biết hoặc không đánh giá được nhu cầu của thị trường thế giới hiện nay. Việc mù mờ thông tin về thị trường thế giới là một nguyên nhân quan trọng khiến DN không tìm được đầu ra, dẫn tới ngừng hoạt động. Tính từ thời điểm 1-1-2013 tới nay, số DN ngừng hoạt động là 433 (chiếm 5,6%) thì có đến 58,7% DN ngừng hoạt động do không tìm được thị trường đầu ra.

Có thể số liệu này chưa hoàn toàn thuyết phục bởi lâu nay con số thống kê vẫn chưa phải chính xác tuyệt đối. Nhưng thực tế lâu nay đã chứng minh, thông tin thị trường dường như vẫn là “nhân tố bí ẩn” với DN Việt Nam. Bài toán đầu ra cho hàng nông sản Việt Nam là một dẫn chứng rõ nhất cho việc thiếu thông tin.

Tình trạng dưa hấu tắc ở cửa khẩu, thanh long mất giá, xoài bị ép giá… “đến hẹn lại lên” năm nào cũng lặp lại. Nguyên nhân xuất phát từ việc không nắm được thị hiếu cũng như nhu cầu của thị trường NK hay nói cách khác là DN Việt chưa tìm được đầu ra cho hàng hóa. Như vậy, các DN Việt Nam phần lớn mới chỉ XK những gì mình sản xuất được sang các thị trường, chứ chưa quan tâm đến việc sản xuất những gì khách hàng muốn, chưa quan tâm đến “bán cái thị trường cần”.

Ở khía cạnh khác, trong khi DN “đói” thông tin thị trường thì kết quả khảo sát này cũng cho thấy, vai trò của Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc xúc tiến và cung cấp thông tin cho các DN trong nước về nhu cầu của thị trường thế giới còn hạn chế. Nhiều DN phản hồi rằng, phần lớn công tác xúc tiến còn dàn trải, không xác định sản phẩm, thiếu tập trung thị trường, chi phí cao khiến DN còn… ngại tham gia vào các chương trình xúc tiến do Nhà nước tổ chức. Việc không đánh giá được nhu cầu thị trường thế giới đã và đang hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh bền vững của các DN Việt Nam.

Như vậy, thiếu vốn đã khó khăn nhưng “đói” thông tin còn khó khăn hơn với DN trong nền kinh tế thị trường hiện nay bởi thiếu thông tin sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh trên thương trường. Thiết nghĩ, ngoài sự chủ động của DN rất cần có “bàn tay” của Bộ Công Thương trong việc nghiên cứu thị trường giúp DN đưa ra được những sản phẩm XK phù hợp với nhu cầu thị hiếu và tính chất của thị trường. Việc này không chỉ giúp cung cấp đầu ra cho DN mà còn giúp quy hoạch lại ngành sản xuất, nâng giá trị gia tăng trong từng sản phẩm.

Diệp Anh

Hải QUAN

Các tin tức khác

>   Niềm tin kinh doanh vẫn còn mong manh (19/06/2014)

>   DN lạc quan về kinh tế 6 tháng cuối năm (19/06/2014)

>   Nông dân e ngại đầu tư vùng nguyên liệu mía (19/06/2014)

>   Formosa (Hà Tĩnh) có được lập doanh nghiệp lai dắt tàu biển? (19/06/2014)

>   Vận tải biển trước căng thẳng biển Đông: Không nên quá lo ngại (19/06/2014)

>   Đáp ứng tiêu chuẩn ngay từ gốc để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU (19/06/2014)

>   Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Phá sản sửa đổi (19/06/2014)

>   VCCI: Doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm trong 6 tháng (19/06/2014)

>   Quảng Ninh: Khu công nghiệp 500 triệu USD sắp “đổi phận” (19/06/2014)

>   Cơ chế “người đại diện phần vốn Nhà nước” ở một số nước (19/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật