Thứ Sáu, 27/06/2014 21:45

Bia tươi club: Cuộc đua của Heineken và Sapporo

Chọn mô hình "bia tươi club" với phong cách cách trẻ trung, sôi động, phục vụ chuyên nghiệp, chiết rót bia đúng kỹ thuật..., cả Heineken và Sapporo đều đang chạy đua mở kênh phân phối mới, nâng tầm hình ảnh thương hiệu.

 

Quy trình sản xuất bia Sapporo

Với dự báo mức tiêu thụ bia tại Việt Nam sẽ tăng 13% trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2014 vẫn tiếp tục giữ mức tăng trưởng 10%, ông Hirofumi Kishi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sapporo Việt Nam, cho biết, đó là lý do Sapporo tự tin công bố sẽ mở rộng công suất nhà máy bia lên 2,5 lần.

Cụ thể giai đoạn 2, công suất nhà máy bia tại Long An sẽ tăng lên 100 triệu lít so với mức 40 triệu lít/ năm như hiện nay. Để thực hiện mục tiêu này, ông Hirofumi Kishi cũng cho biết, nhà máy Sapporo sẽ lắp đặt thêm máy móc để mở rộng công suất đồng thời mở rộng chiến lược phân phối ra các tỉnh - thành lân cận, khu vực đòng bằng sông Cửu Long và Hà Nội...

Năm 2013, thị trường bia Việt Nam đã cán mốc 3 tỷ lít, tương đương khoảng 3 tỷ USD. Hai doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất là Sabeco và Heineken. Năm 2013, Sabeco sản xuất 1,3 tỷ lít, giữ thị phần lớn nhất trên thị trường bia Việt Nam và nằm trong Top 3 các nhà sản xuất bia hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Sản lượng Heineken chỉ bằng một nửa so với Sabeco nhưng có lợi nhuận không kém (khoảng trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm). Rõ ràng, không chỉ bám sát mà Heineken đang muốn giành vị trí dẫn đầu thị trường mà Sabeco đang nắm giữ, đồng thời phải gia tăng cạnh tranh với các đối thủ mới như Sapporo trong một thị trường có hơn 30 thương hiệu bia.

Theo chuyên gia thương hiệu Đoàn Đình Hoàng, sự thâm nhập thị trường của Sapporo với phân khúc cao cấp cộng với chiến lược bám điểm bán đã dần tạo cho Sapporo chia sẻ "miếng bánh" với Heineken. Thành công của Sapporo cho thấy, dù có khó khăn, nhưng với chiến lược rõ ràng thì phân khúc bia cao cấp vẫn còn cơ hội cho những thương hiệu bia có lực.

Mặc dù không công bố chiến lược mở rộng hoặc nâng công suất nhà máy bia trong năm 2014, nhưng ông Michel de Carvalho - chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken dự báo đến năm 2015, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken lớn nhất thế giới. Điều đó, có nghĩa Heineken không thể lơ là chiến lược đầu tư, nâng cấp hình ảnh thương hiệu.

Vì vậy, năm 2014, chiến lược của Heineken trên toàn cầu và đặc biệt là thị trường Việt Nam là làm mới thương hiệu, mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm mới. Ngoài việc thay đổi bao bì, vỏ lon và chai, vào đầu tháng 6, bia tươi Heineken Extra Cold đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, phân khúc bia tươi Heineken Extra Cold đã có mặt ở một số khách sạn, nhà hàng và quán bar chọn lọc tại TP.HCM như Intercontinental, Park Hyatt, M Lounge, Plan B, Bier Garden, Ice Blue, Chu Bar, Cat Walk, Obriens, Hogs Breath hay Hard Rock Café. Đầu tư cho dòng bia tươi Heineken Extra Cold, Heineken cho biết chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu được Công ty đặc biệt chú trọng, tất cả bia tươi đều được ủ từ những nguyên liệu tốt nhất, lên men tự nhiên và giữ lạnh trong tháp bia đến 0 độ C.

Phía Sapporo cũng khẳng định: "Yếu tố đầu tiên để tạo chất lượng là nguyên liệu để sản xuất bia, đó là hoa bia và lúa mạch. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam không thích hợp để sản xuất 2 loại nguyên liệu này.

Do đó, Sapporo đã nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Sapporo chỉ chọn loại lúa mạch và hoa bia có chất lượng cao nhất để đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sở hữu công nghệ "Fresh Keep" nhằm giảm thiểu lượng ô-xy trong nước bia để bia giữ được hương vị tinh túy cũng như kéo dài thời hạn sử dụng, bảo quản sản phẩm".

Không chỉ chạy đua chất lượng, với mô hình bia tươi club, cả Heineken và Sapporo đều chạy đua dịch vụ và sự trải nghiệm cho khách hàng. Heineken mời bậc thầy bia tươi Franck Evers đến Việt Nam huấn luyện đội ngũ nhân viên tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar để nắm vững các bước rót một ly bia tươi hoàn hảo, nhằm mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm, hứng thú.

Trong khi đó, Sapopro cũng chủ động đầu tư thiết bị, huấn luyện kiến thức sản phẩm, quy trình bảo quản và chiết rót bia cho hàng trăm điểm bán như nhà hàng, quán bar, sân golf, beer club...

Các công đoạn quyết định đến hương vị bia tươi cao cấp như rửa ly sạch, để khô tự nhiên, làm lạnh ly, thay ly mới sau mỗi lần uống, khuyến cáo nhiệt độ và tỷ lệ hợp lý khi chiết rót... cũng được đội ngũ kỹ thuật của Sapporo theo dõi sát sao. Với mô hình phân phối mới đồng thời cũng là cách làm mới hình ảnh, theo ông Hirofumi Kishi, Sapporo dự kiến doanh thu năm 2014 sẽ tăng 200% so với năm 2013.

Ý NHI

Doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   Hải Dương chính thức tiếp quản Khu công nghiệp Lai Vu (27/06/2014)

>   “Mục tiêu tiếp cận khoa học tiên tiến từ khối FDI còn lâu mới đạt" (27/06/2014)

>   Formosa xin lập đặc khu kinh tế: Thế giới chưa từng có! (27/06/2014)

>   Chi phí cao, giá bán thấp: Nhiệt điện “than khó” (27/06/2014)

>   Đâu rồi doanh nghiệp điện tử Việt Nam? (27/06/2014)

>   Bồi thường cho thủy sản chiếm 95% bảo hiểm nông nghiệp (27/06/2014)

>   FDI: Sáng và tối (27/06/2014)

>   Ưu đãi đầu tư chưa phải yếu tố quyết định đầu tư (27/06/2014)

>   Thị trường phân bón: Lối đi riêng, khó khăn chung (27/06/2014)

>   Cách chơi nào là của chúng ta? (27/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật