Thứ Bảy, 17/05/2014 10:41

Xây dựng cơ sở cho tỷ giá ổn định bền vững

Nhận định trong năm 2014 chính sách ổn định tỷ giá sẽ được NHNN thực hiện nhất quán, tuy nhiên, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, cần phải thực hiện được cái gốc cho sự ổn định của tỷ giá bền vững.

TS. Lê Đăng Doanh

NHNN đã liên tục phát đi thông điệp về một sự ổn định của chính sách tỷ giá trong năm 2014. Với những diễn biến thuận lợi của kinh tế vĩ mô, ông nhận định như thế nào về chính sách tỷ giá trong năm nay?

Hiện dự trữ ngoại hối đã ở một mức khá cao so với thời điểm năm 2009, nghĩa là đã tăng từ khoảng 20 tỷ USD lên 35 tỷ USD hiện nay. Ngoài ra, thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt, huy động vốn tiếp tục tăng so với đầu năm. Tính đến cuối tháng 4-2014 huy động vốn của toàn hệ thống tăng 3,09% so với đầu năm, trong đó huy động vốn bằng VND tăng 4,26%, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,98%. Tăng trưởng huy động vốn bằng VND cao trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ giảm là phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động-cho vay sang quan hệ mua-bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng đang tăng lên.

Bên cạnh đó, thanh khoản của hệ thống các ngân hàng được đảm bảo và dư thừa so với yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán. Trong 4 tháng đầu năm, vốn khả dụng bằng VND của các tổ chức tín dụng tương đối ổn định, dư thừa so với yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh toán. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt không những đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế mà còn có dự trữ vốn để đề phòng bất kể lúc nào cầu của nền kinh tế khởi sắc có thể đưa ra ngay mà không ảnh hưởng đến lạm phát, hỗ trợ tốt cho việc giữ ổn định tỷ giá.

Như vậy có thể nói chính sách ổn định tỷ giá có đủ điều kiện thực hiện trong năm 2014.

Vậy ông có quan điểm như thế nào trước một số ý kiến cho rằng cần điều chỉnh tỷ giá theo hướng tăng để hỗ trợ cho XK?

Lạm phát của năm 2012 là 9,02%, như vậy so với tháng 12 năm 2011 tăng 6,31% nhưng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la chỉ thay đổi khoảng 2%. Như vậy tức là trong năm 2012 đồng Việt Nam có lên giá so với đồng đô la 7% (nếu lấy con số 9,02%). Vì vậy có ý kiến cho rằng, đồng Việt Nam lên giá so với đồng đô la là bất lợi đối với XK, do đó cần có sự điều chỉnh. Mới đây nước Nhật cũng đã giảm giá đồng Yên khoảng 1% để họ có thể tăng XK được. Tuy nhiên những kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ để tham khảo bởi mỗi quốc gia có một “hoàn cảnh” riêng. Riêng quan điểm của tôi về vấn đề này, tôi cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá có tác động không nhiều đến XK của Việt Nam do cơ cấu mãi không thay đổi của XK Việt Nam, nên việc điều chỉnh tỷ giá chẳng những không tác động tốt đến XK mà còn ảnh hưởng đến những cân đối vĩ mô khác của nền kinh tế.

Mặc dù dữ trữ ngoại hối hiện đang ở một mức cao so với những giai đoạn trước đây, trong đó có một lượng kiều hối ổn định hàng năm, nhưng mức dự trữ này vẫn chưa thể nói là bền vững, ổn định lâu dài. Vậy ông có nhận định gì về tính bền vững của chính sách tỷ giá không, thưa ông?

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đang cao so với một số giai đoạn trước đây nhưng so với các quốc gia khác và yêu cầu hỗ trợ giá trị tiền đồng của Việt Nam thì chưa phải là quá mạnh. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng vậy, không thể nói là quá dồi dào. Do đó, chưa thể nói gì về một dự đoán dài hơi cho chính sách tỷ giá của Việt Nam.

Theo ông, Việt Nam phải làm gì để có đủ cơ sở, điều kiện cho một chính sách tỷ giá ổn định bền vững trong trung và dài hạn?

Để có một chính sách tỷ giá ổn định trong tương lai cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết là một chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thực hiện giải ngân bền vững. Bên cạnh đó, hàng năm còn có một lượng kiều hối ổn định được chuyển về Việt Nam. Dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam ngày càng tăng từ nhiều kênh khác nhau đã phần nào tài trợ cho thâm hụt cán cân thương mại và do vậy dự trữ ngoại hối sẽ tăng lên. Tuy nhiên để nguồn của dự trữ ngoại hối tăng bền vững cần có những chính sách và thực hiện chính sách về thu hút vốn FDI cũng như đưa lượng kiều hối vào thị trường. Thực hiện điều này thì chính sách tiền tệ và tỷ giá phải thực hiện sao cho khuyến khích người dân thay vì tiết kiệm bằng ngoại tệ bằng bán thẳng ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. Ngoài ra còn một số việc cần làm khác như giảm lượng USD gửi quốc tế của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng dự trữ ngoại hối thì việc điều chỉnh cơ cấu XK là rất cần thiết, cần giảm nhập siêu, thay đổi cơ cấu mặt hàng. Những vấn đề này đã được nêu ra từ lâu nhưng nếu chúng ta muốn có một chính sách tỷ giá ổn định thì cần phải điều chỉnh để đạt được mục tiêu.

Xin cảm ơn ông!

Song Trân (thực hiện)

báo hải quan

Các tin tức khác

>   NHNN đang theo dõi sát tình hình, sẽ giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng (16/05/2014)

>   Sacombank dành 43 tỷ đồng cho vay ưu đãi huyện Củ Chi (16/05/2014)

>   MHB cho 2 doanh nghiệp vay 300 tỷ đồng đầu tư nhà ở xã hội (16/05/2014)

>   Ông Nguyễn Quốc Hùng làm Chủ tịch HĐTV VAMC (16/05/2014)

>   Tỷ giá tăng do cung ngoại tệ khu vực FDI giảm (16/05/2014)

>   Ngân hàng Nhà nước giải thích luật? (16/05/2014)

>   Nợ xấu giảm, mừng và lo (16/05/2014)

>   Nghịch lý nỗi ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn (15/05/2014)

>   Vietinbank: Lãi trước thuế quý 1 tăng 6% lên gần 1,460 tỷ đồng (15/05/2014)

>   Eximbank: Lãi trước thuế quý 1 gần 445 tỷ đồng, huy động và cho vay đều giảm (15/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật