Thứ Bảy, 17/05/2014 16:11

Kinh tế Eurozone "hụt hơi"

Mức tăng trưởng trung bình của 18 quốc gia thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ đạt 0,2%, thấp hơn so với mức dự báo 0,4%.

Số liệu mới công bố của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy Eurozone tăng trưởng "rất đáng thất vọng" trong 1/2014.

Tăng trưởng của nhiều nền kinh tế lớn thuộc liên minh tiền tệ không được như kỳ vọng khi kinh tế Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai trong Eurozone, "giậm chân tại chỗ" và khó có thể đạt được mục tiêu 1% trong năm nay. Trong khi đó, các nước ghi nhận mức tăng trưởng âm lần lượt là Italy (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP- giảm 0,1%), Bồ Đào Nha (-0,7%) và Hà Lan (-1,4%).

Trong bức tranh xám này, Đức là điểm sáng duy nhất với GDP đạt mức tăng 0,8%.

Số liệu thống kê của Eurostat cũng cho thấy Eurozone đang phải đối mặt với nguy cơ giảm phát khi tỷ lệ lạm phát hiện tại chỉ ở mức 0,7%, thấp hơn mục tiêu trung hạn dưới 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đặt ra và nhiều khả năng sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế Eurozone vẫn phục hồi chậm và mong manh. Tốc độ tăng trưởng của Eurozone hiện chưa đủ mạnh để góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp

Nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn trì trệ

Phó Chủ tịch ECB Vitor Constancio cho biết, ECB có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tệ nhằm ngăn chặn tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài và lạm phát thấp của Eurozone.

Hiện tỷ lệ lạm phát của 18 quốc gia Eurozone đang ở mức 0,7%, thấp hơn mục tiêu trung hạn dưới 2% mà ECB đã đặt ra. Trong khi đó, ECB dự báo tỷ lệ lạm phát trong Eurozone vẫn sẽ ở mức thấp trong thời gian dài.

Trước đó, Chủ tịch ECB Mario Draghi cũng đã để ngỏ khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất hoặc đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế khác vào tháng Sáu tới để chống lại tình trạng lạm phát thấp hiện nay.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng, lạm phát tại khu vực đồng euro và các nền kinh tế hàng đầu quá thấp, gây rủi ro đối với triển vọng kinh tế toàn cầu.

Nhận định của Chủ tịch IMF Christine Lagarde nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng lớn về nguy cơ giảm phát của khu vực đồng euro.

Bà Lagarde cho rằng, lạm phát thấp kéo dài là một trong những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu trong tương lai gần, đặc biệt là khu vực đồng euro nói riêng và các nền kinh tế phát triển nói chung.

Trước đó, lãnh đạo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra nhận định rằng kinh tế toàn cầu có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, bất chấp sự cải thiện về tăng trưởng kinh tế gần đây.

Lãnh đạo của các tổ chức và định chế hàng đầu thế giới này cho rằng triển vọng tăng trưởng toàn cầu vẫn bị chi phối bởi các nhân tố như tỷ lệ thất nghiệp cao, chênh lệch GDP lớn, đầu tư ở mức thấp, bất bình đẳng gia tăng và các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại.

Thu An

chính phủ

Các tin tức khác

>   GM bị phạt hàng chục triệu USD vì việc chậm báo lỗi xe (17/05/2014)

>   Nhật Bản và EU nỗ lực đưa đàm phán FTA sớm về đích (17/05/2014)

>   Kinh tế Malaysia tăng trưởng ngoạn mục trong quý đầu năm (17/05/2014)

>   Vàng tăng giá tuần qua nhưng chưa thể vượt ngưỡng 1,300 USD/oz (17/05/2014)

>   Gần 100 tỷ USD vốn đầu tư đã "chảy" khỏi nước Nga (16/05/2014)

>   Trung Quốc: Nợ xấu ngân hàng cao nhất trong gần ba năm (16/05/2014)

>   QE từ ECB có phải là thuốc tiên? (19/05/2014)

>   ECB sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn sự trì trệ (16/05/2014)

>   Dầu giảm lần đầu trong 4 phiên (16/05/2014)

>   Vàng giảm sau đà tăng vọt của CPI Mỹ (16/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật