Thứ Hai, 26/05/2014 09:17

Hoàng Anh Gia Lai kéo lãi ròng toàn ngành Trồng trọt tăng gấp đôi

Kết thúc quý 1/2014, 8 doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành Trồng trọt mang về hơn 601 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp đôi cùng kỳ 2013. Đây có lẽ là một trong những ngành hiếm hoi có hoạt động kinh doanh không thua lỗ trong quý vừa qua, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá trái chiều.

Nông nghiệp thực phẩm lãi lớn

Nếu như trước đây, ngành nông nghiệp chưa thể bứt phá đi lên để tạo được sức hút đối với các doanh nghiệp thì nay dường như mọi chuyện đã khác. Doanh nghiệp hồ hởi với các dự án “làm nông” của mình nhờ sự hỗ trợ ưu đãi từ Chính phủ và nhu cầu lương thực thực phẩm đang ngày càng tăng cao. Và đặc biệt, theo các doanh nghiệp, một trong những ưu điểm trong việc phát triển nông nghiệp là chi phí đầu tư thấp nhưng lại thu lợi nhuận khá cao.

Bởi thế mà chỉ 3/8 doanh nghiệp ngành trồng trọt có kết quả kinh doanh giảm trong quý 1/2014 so với cùng kỳ. Trong đó tăng trưởng đột biến đáng ghi nhận là Cao su Hòa Bình (HOSE: HRC) và Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) với tỷ lệ tới 1,506% và 334%.

Doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp Trồng trọt quý 1/2014
Đvt: Triệu đồng

Đứng đầu danh sách lãi lớn quý 1/2014 là HAG với 372 tỷ đồng, gấp 4.3 lần cùng kỳ và chiếm hơn phân nửa tổng lãi toàn ngành. Hoạt động sản xuất kinh doanh đường vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của HAG với 53%; tiếp đó mới đến từ các hợp đồng xây dựng 27%...

Kể từ khi tuyên bố tái cấu trúc (tháng 8/2013), rút dần khỏi bất động sản, thủy điện, khai khoáng và chỉ tập trung và nông nghiệp và bất động sản tại Lào thì HAG đã ghi nhận những con số lãi đáng kể từ ngành này. Dù vay nợ của HAG vẫn ở mức cao nhưng chủ yếu đầu tư cho các dự án thủy điện và ngành gỗ.

Hai doanh nghiệp Giống cây trồng miền Nam (HOSE: SSC) và Giống cây trồng Trung Ương (HOSE: NSC) vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đều qua các quý. Bởi thế mà NSC đang được Xuyên Thái Bình (HOSE: PAN), một thành viên của CTCK Sài Gòn (HOSE: SSI), chào mua công khai thêm gần 41% vốn nhằm tăng sở hữu lên 65%. Còn tại SSC thì cũng có một đơn vị liên quan đến SSI khác là NDH Việt Nam vẫn đang nắm hơn 11% vốn.

Trên thị trường chứng khoán, hai cổ phiếu này đã có chuỗi tăng giá dài hơi từ năm 2008 và 2009 đến nay, cổ phiếu leo thang từ dưới mệnh giá để đạt đến mốc 60,000 đồng và 73,500 đồng. Tuy nhiên, điểm yếu của SSC và NSC là mức thanh khoản cổ phiếu thấp, bình quân chỉ vài ba ngàn cổ phiếu giao dịch mỗi phiên trong suốt cả năm qua.

Diễn biến giá cổ phiếu NSC và SSC 3 năm qua

Trồng cao su gặp khó

Các kỳ trước đây, ngành trồng cây cao su đều hoạt động ổn định với mức tăng trưởng khả quan thì trong quý 1/2014 gặp khá nhiều bất lợi. Từ việc sản lượng xuất khẩu giảm tới 20% so cùng kỳ đến giá cao su cũng giảm khiến kim ngạch xuất khẩu giảm 40%.

Nếu như cùng kỳ Cao su Hòa Bình (HOSE: HRC) chỉ lãi hơn 1 tỷ đồng thì kỳ này ghi nhận con số gần 20 tỷ đồng, tăng khá mạnh. Tuy nhiên nếu so với các quý liền kề thì đây cũng chưa phải là mức lãi cao nhất.

Điều đáng ghi nhận, tồn kho của HRC giảm mạnh và đây là một trong hai doanh nghiệp hoạt động về trồng cây cao su có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Bởi Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC), Cao su Đồng Phú (HOSE: DPR) và Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC) đều có doanh thu và lợi nhuận giảm đáng kể. Trong đó TNC “rớt” thảm nhất từ mức lãi gần 8 tỷ đồng của cùng kỳ xuống còn vỏn vẹn 41 triệu đồng.

Còn Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) là doanh nghiệp đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng của ngành với 64%, đạt mức gần 77 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đây lại là doanh nghiệp cao su duy nhất có hàng tồn kho tăng so cùng kỳ với 12%.

Cổ phiếu nhóm doanh nghiệp trồng cao su cũng trở nên kém hấp dẫn, giá cổ phiếu trong 3 tháng qua theo xu hướng giảm hoặc lình xình đi ngang. Nếu so sánh với giá thời mới niêm yết thì hầu hết cùng giảm mạnh.

Tồn kho và Nợ phải trả của các doanh nghiệp Trồng trọt cuối quý 1/2014
Đvt: Triệu đồng

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp “thuần nông” là vậy, giảm có tăng có nhưng không rơi vào trường hợp lỗ thê thảm như những ngành khác. Bởi thế mà đang có hàng loạt doanh nghiệp từ bất động sản đến thủy sản… đều chuyển hướng đầu tư vào ngành nông nghiệp đầy tiềm năng này.

Có thể kể đến như Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) với CTCP Nghiên cứu và Xuất khẩu Gạo thơm (ITA Rice), Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) với Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Đức Long Gia Lai, Nhà Thủ Đức (HOSE: TDH) với Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh chợ Nông sản Thủ Đức, Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) với Công ty TNHH Lương thực Vĩnh Hoàn 2 và 3… Bên cạnh đó còn có Hùng Vương (HOSE: HVG) và Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (HOSE: IDI) cũng đang “rục rịch” với kế hoạch thâm nhập vào việc phân phối nông sản và sản xuất gạo.

Thanh Nụ

Công lý

Các tin tức khác

>   Những điểm sáng cho doanh nghiệp thủy sản niêm yết (27/05/2014)

>   Sacom bẻ lái vào vũng lầy (26/05/2014)

>   VTL: Báo cáo tài chính năm 2013 (24/05/2014)

>   VDL: Giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 1 năm 2014 (24/05/2014)

>   VTL: Báo cáo tài chính năm 2013 (Công ty mẹ) (24/05/2014)

>   ĐHĐCĐ MCG: Cổ đông chất vấn về khoản lỗ hơn 176 tỷ đồng trong năm 2013 (23/05/2014)

>   SGT: BCTC văn phòng quý 1,2014 (23/05/2014)

>   SGT: Nhờ hoạt động cho thuê đất, lãi quý 1 công ty mẹ tăng vọt lên 5 tỷ (24/05/2014)

>   KSH: Giải trình biến động KQKD quý 1,2014 so với cùng kỳ (23/05/2014)

>   SGT: Giải trình số liệu BCTC Công ty mẹ kiểm toán năm 2013 (23/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật