Thứ Ba, 20/05/2014 11:01

FDI nông nghiệp: Đừng đãi tiệc chính sách một ngày!

Nông nghiệp luôn là bệ đỡ của nền kinh tế trước sóng to gió lớn, thậm chí khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu. Đây cũng là lĩnh vực được ưu tiên đặc biệt trong khuyến khích đầu tư FDI, tuy nhiên nguồn vốn chảy vào khu vực này chưa như mong đợi.

Đây là các vấn đề chính trong "Hội thảo tham vấn đề án tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2015-2020, định hướng tới năm 2030" diễn ra ngày 19-5 tại Hà Nội.

FDI vào nông nghiệp vẫn còn thấp

FDI trong nông nghiệp chiếm chưa đến 0,5%

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) cho biết, Việt Nam xuất khẩu nông sản rất mạnh, đem về 28,5 tỉ đô la Mỹ trong năm 2013. Đạt được thành quả này không chỉ nhờ nỗ lực của nông dân và doanh nghiệp trong nước, mà còn phải có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) trong việc đầu tư vốn, công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ. Thế nhưng FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ngày càng sụt giảm đến mức báo động.

“Nếu cách đây 15 năm, FDI vào nông lâm ngư nghiệp chiếm 15% trong tổng vốn đầu tư FDI của cả nền kinh tế, thì trong 3 năm gần đây chiếm chưa đến 0,5%, tương đương khoảng 3,3 tỉ đô la Mỹ” – Ông Phát minh chứng.

Mặt khác, chất lượng của của các dự án cũng không cao. Ông Nguyễn Bá Cường – Phó Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, phần lớn dự án FDI vào nông nghiệp tập trung ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Các tỉnh vùng sâu, vùng xa hầu như chưa thu hút được dự án nào.

Các dự án FDI nông nghiệp cũng chủ yếu ở các dự án thu hồi vốn nhanh như chế biến nông sản thực phẩm; chế biến lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc… Hơn nữa, các dự án FDI này cũng chủ yếu từ các nước Châu Á có nền công nghệ chưa thực sự phát triển cao như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia… các nước phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, EU… còn ít.

Nguyên nhân của thực trạng này, theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ nhiệm Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Vafie, là do có sự rủi ro lớn trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, ngành nông nghiệp Việt Nam còn manh mún, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, chưa có phương thức phù hợp với tính chất, trình độ của nông dân, tính liên kết bền vững trong sản xuất còn yếu và chính sách, định hướng chiến lược thu hút FDI vào nông nghiệp chưa rõ ràng.

Ông Toàn lấy ví dụ, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), một tập đoàn rất thành công trong đầu tư vào nông lâm nghiệp tại Việt Nam nhưng họ đã chuyển hướng sang Lào, Campuchia và Myanmar do ở đây có nhiều cơ chế chính sách thông thoáng và ưu đãi hơn.

Phải coi là cuộc hôn nhân chứ không chỉ là một bữa tiệc

Theo ông Chris Jackson, Điều phối viên ban Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Thế giới (WB), muốn thu hút các doanh nghiệp FDI trong nông nghiệp thì nhà nước không chỉ đãi ngộ họ bằng những bữa tiệc chính sách một ngày, hai ngày mà phải đồng hành cùng doanh nghiệp trong cả chặng đường phát triển, phải coi đây là một cuộc hôn nhân giữa đôi bên.

“Các nghiên cứu cho thấy cứ 1 đô la Mỹ chi cho xúc tiến đầu tư sẽ làm tăng luồng vốn FDI thêm 189 đô la Mỹ. Vốn FDI tăng 155% khi xác định mục tiêu thực hiện xúc tiến đầu tư theo ngành so với không xác định mục tiêu là ngành” – theo báo cáo WB.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay để thu hút được nhiều hơn nguồn vồn FDI Bộ NNPTNT phải tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Phải tạo ra một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, là đối tác đáng tin cậy có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Doanh kể, "tôi có gặp các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào các nhà máy đường, họ than phiền họ đã ứng trước giống, phân bón cho người nông dân. Nhưng khi đến mùa vụ, có thương lái nào đó nâng giá mua cao hơn thế là người nông dân lại bán cho thương lái, nhưng họ không thể làm gì cả vì những người nông dân này không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp FDI không thể kiện tụng mấy ông nông dân này được".

“Các nhà đầu tư làm sao có thể hợp tác được với hàng triệu nông dân có mấy sào ruộng?”. Ông Doanh đặt câu hỏi và đề xuất: “Điều chúng ta phải tính đến là phải đẩy mạnh tái cấu trúc nền nông nghiệp, tạo ra tư cách pháp nhân đáng tin cậy, đủ mạnh để có thể làm đối tác thu hút được nhà đầu tư nước ngoài”.

Hiện nay, Bộ NNPTNT đang xây dựng Dự thảo Đề án tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030. Dự thảo này hiện đang được lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tổ chức.

“Chúng ta không chỉ đưa ra chính sách khuyến khích mà chính sách đó phải rõ ràng, minh bạch, nhất quán, ổn định lâu dài, không chỉ kêu gọi nhà đầu tư đến mà còn phải đồng hành cùng nhà đầu tư. Đây không phải là một bữa tiệc mà là một cuộc hôn nhân hạnh phúc” – Bộ trưởng Phát khảng định.

Thùy Dung

tbktsg

Các tin tức khác

>   Tiết kiệm điện: Nhiệm vụ sống còn (20/05/2014)

>   Tiếp tục cơ cấu và thu hẹp doanh nghiệp Nhà nước (20/05/2014)

>   Doanh nghiệp có vốn trên 15 tỷ đồng mới được tự in hóa đơn (20/05/2014)

>   Bình Dương mong muốn tiếp tục thu hút nhà đầu tư nước ngoài (20/05/2014)

>   Nước đến chân mới nhảy (20/05/2014)

>   Ngành bán lẻ và cuộc cạnh tranh mới (20/05/2014)

>   Xuất khẩu tôm sang EU có nhiều điều kiện bứt phá (19/05/2014)

>   Tây Ninh đề xuất 3 dự án phát triển hạ tầng du lịch dùng vốn ADB (19/05/2014)

>   Hướng đi nào cho nông nghiệp - phát triển nông thôn? (19/05/2014)

>   Hiệp hội Dệt may kêu gọi DN mở rộng nguồn nguyên phụ liệu NK (19/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật