Thứ Ba, 06/05/2014 10:52

Doanh nghiệp xăng dầu muốn tăng chi phí định mức

Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho rằng, chi phí định mức kinh doanh trong thực tế hiện nay phải từ 1.200 đồng đến 1.300 đồng/lít, cao hơn khá nhiều so với con số 860 đồng/lít đang áp dụng của cơ quan quản lý.

Trong báo cáo gửi Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính hôm cuối tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) tính toán, ở thời điểm hiện tại, chi phí kinh doanh xăng dầu định mức từ 1.200 đến 1.300 đồng/lít xăng dầu (không tính tới phát sinh tăng khi kinh doanh xăng E5).

Cơ quan này cũng cho rằng, con số 860 đồng/lít như quy định hiện hành của Bộ Tài chính đã lỗi thời, chỉ phù hợp với thực tế kinh doanh của năm 2010.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chẳng hạn, trong báo cáo với Bộ Công Thương, đơn vị này cho biết năm 2013, chi phí kinh doanh bình quân là 945 đồng/lít, trong đó chi phí kinh doanh khi bán lẻ là 1.280 đồng/lít.

Vì vậy, Vinpa kiến nghị, Bộ Tài chính nên thường xuyên thay đổi chi phí kinh doanh định mức cho phù hợp tình hình thực tế và nên công bố chi phí kinh doanh định mức ngay từ đầu năm kế hoạch.

Ngoài ra, Vinpa cũng kiến nghị, trong cơ cấu của chi phí kinh doanh định mức nên bổ sung thêm chi phí hao hụt nhập khẩu, hệ số trượt giá (CPI), chi phí phát sinh tài chính (chênh lệch tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng phải trả cho khoản nộp thuế nhập khẩu ngay khi hàng về cảng …). Tổng chi phí định mức phải được xác định một cách hợp lý để tránh doanh nghiệp bị lỗ do cơ chế.

Chi phí kinh doanh định mức là khoản chi phí bao gồm nhiều yếu tố như thù lao đại lý, cước vận chuyển hàng từ cảng về kho, chi phí quản lý, vận hành của doanh nghiệp… Khoản chi phí này là một yếu tố nằm trong bảng tính giá cơ sở (hình thành bởi giá nhập khẩu, thuế, phí… làm cơ sở tính giá bán lẻ).

Như vậy, nếu chi phí kinh doanh định mức tăng cao hơn mức 860 đồng/lít như hiện nay thì điều tất yếu là giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu sẽ tăng thêm. Điều đó đồng nghĩa với giá bán lẻ trong nước cũng được “định giá” cao hơn hiện nay.

Cũng theo Vinpa, một yếu tố trong chi phí kinh doanh xăng dầu là thù lao đại lý hiện nay cũng đã tăng lên mức tối thiểu là 650 đồng/lít xăng dầu (hàng giao tại cửa hàng đại lý).

Cơ quan này muốn để bên giao và bên nhận đại lý tự thỏa thuận, không nên để cơ quan quản lý quy định là thù lao đại lý chiếm bình quân 50% tổng chi phí kinh doanh định mức trong năm tài chính.

Lâu nay, chuyện định mức kinh doanh xăng dầu cũng như thù lao đại lý là vấn đề khá nóng của thị trường xăng dầu. Các doanh nghiệp đầu mối thì luôn cho rằng định mức mà cơ quan quản lý quy định là không phù hợp thực tế kinh doanh. Trong khi đó, cơ quan quản lý thì luôn bảo lưu quan điểm này khi cho rằng, định mức này đủ để doanh nghiệp trang trải các chi phí, quan trọng là sử dụng ra sao, tiết kiệm thế nào.

Minh Tâm

tbktsg

Các tin tức khác

>   Dầu giảm trước sức ép từ số liệu sản xuất Trung Quốc (06/05/2014)

>   Dầu mất gần 1%/tuần còn chưa tới 100 USD/thùng (05/05/2014)

>   Dầu chạm đáy 5 tuần dưới 100 USD/thùng (02/05/2014)

>   Dầu rớt mốc 100 USD/thùng trước nguồn cung kỷ lục của Mỹ (01/05/2014)

>   Xăng dầu vẫn chưa theo thị trường (01/05/2014)

>   TPHCM: Giá gas tăng 8.000 đồng/bình 12kg từ 1.5 (30/04/2014)

>   Dầu tăng liền 2 phiên chờ số liệu nguồn cung từ EIA (30/04/2014)

>   Dầu tăng sau hình phạt mới nhất đối với Nga (29/04/2014)

>   ĐHĐCĐ MTG: Quyết tâm thu hồi công nợ và kiểm soát chiết lậu gas (28/04/2014)

>   Thủ tướng đồng ý việc truy thu thuế xăng dầu (28/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật