Thứ Tư, 21/05/2014 22:03

Đại biểu lo lắng về quy định thế chấp phương tiện thủy

Ngày 21/5/2014, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa.

Đại biểu Phạm Huy Hùng, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho rằng, việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện và trách nhiệm của chủ phương tiện, người cho thuê phương tiện phải căn cứ theo quy định của Luật dân sự năm 2005 về biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản.

Theo đó thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp, đồng thời Luật dân sự năm 2005 cũng cho phép tài sản đang cho thuê cũng có thể được dùng thế chấp. Vì vậy ban soạn thảo cần cân nhắc thêm một số vấn đề trong dự thảo, đơn cử như căn cứ quy định Nghị định 11 năm 2012, Nghị định Chính phủ về tài sản thế chấp là tàu biển hoặc phương tiện giao thông thì bên thế chấp giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời gian hợp đồng thế chấp có hiệu lực. Từ quy định trên dẫn tới thực tế việc quản lý tài sản bảo đảm cũng như nhận biết tài sản là phương tiện giao thông đường thủy đã được thế chấp tại tổ chức nào hay chưa là rất khó.

“Việc chủ phương tiện sử dụng phương tiện làm tài sản bảo đảm trong thời gian thực hiện hợp đồng cho thuê phương tiện trong các trường hợp cần xử lý tài sản bảo đảm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện hợp đồng cho thuê và có thể dẫn tới tranh chấp. Vì thế để thống nhất giữa các quy định Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm cho đồng bộ giữa các bộ luật”, ông Hùng nói.

Về trách nhiệm của người thuê phương tiện, dự thảo có quy định không được sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp hoặc cho người khác thuê phương tiện thuyền viên trên phương tiện thuê trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý dẫn đến có thể hiểu là trường hợp được chủ phương tiện đồng ý thì người thuê phương tiện có thể sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp và dự thảo như vậy chưa thực sự thống nhất với quy định biện pháp thế chấp tài sản tại Luật dân sự 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét không quy định khác với Bộ luật dân sự và luật cơ bản trong các quan hệ dân sự.

Hơn nữa theo quy định tại Điều 25 được đăng ký phương tiện chỉ thực hiện khi có sự thay đổi về chủ phương tiện, việc dịch chuyển do dùng phương tiện làm tài sản đảm bảo cho các hoạt động kinh tế dân sự của chủ phương tiện chưa được ghi nhận sẽ cản trở các quyền của chủ sở hữu. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung cho phù hợp.

Dương Công Chiến

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra gấp 3 lần (21/05/2014)

>   Kết luận của Thủ tướng về hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh (21/05/2014)

>   Hà Tĩnh bảo đảm an ninh, đẩy nhanh tiến độ dự án Formosa (21/05/2014)

>   Du lịch Việt Nam chuyển hướng sau khi TQ gây hấn trên Biển Đông (21/05/2014)

>   TS Lê Đăng Doanh: Hiệp định TPP là cú hích cho nền kinh tế VN (21/05/2014)

>   Lợi ích nhóm cản đường tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (21/05/2014)

>   Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và WEF (20/05/2014)

>   Liên bang Nga đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư tại Việt Nam (20/05/2014)

>   Khuyến công góp phần phát triển tiểu thủ công nghiệp (20/05/2014)

>   Hỗ trợ DN xuất khẩu vào thị trường Nga (20/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật