Chủ Nhật, 27/04/2014 22:00

Xuất hiện nhiều "cáo buộc" chủ tịch HĐQT công ty Trung Đô

Cựu Bí thư Đảng ủy Công ty Xây dựng số 6 và bí thư Xí nghiệp gạch ngói Nam Giang (thuộc Công ty Xây dựng số 6) đã lên tiếng phản ánh những dấu hiệu sai phạm đối với ông Nguyễn Hồng Sơn, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trung Đô.

Xuất hiện nhiều cáo buộc

Theo đơn gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội của ông Trần Anh Lý, nguyên Bí thư Đảng bộ Xí nghiệp gạch ngói Nam Giang, thì trước đó, ông đã đề nghị xem xét tư cách đảng viên đối với ông Nguyễn Hồng Sơn khi ông này còn là Giám đốc Công ty Xây dựng số 6 (nay là Công ty cổ phần Trung Đô).

Trụ sở Công ty Cổ phần Trung Đô - nơi ông Nguyễn Hồng Sơn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị

Báo cáo của ông Lý với cơ quan cấp trên cho hay, trong khi hàng trăm lao động của các nhà máy gạch granit Trung Đô, Đức Thuận, Nam Giang cần mẫn lao động thì không được ông Sơn đóng bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, những người nhà của ông Sơn dù mới vào làm việc lại được hưởng chế độ một cách khó hiểu. Đặc biệt, trường hợp vợ ông Sơn là bà Nguyễn Thị Cảnh (công tác tại Xí nghiệp xây dựng số 2) dù là giáo viên tiểu học chuyển sang làm việc tại công ty thì được nâng lương trong 3 năm liên tục.

Ngoài phản ứng của ông Lý, nguyên Bí thư Đảng uỷ Công ty Xây dựng số 6 Hoàng Xuân Đệ cũng đã có đơn đề nghị gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng để “tố” các dấu hiệu sai phạm đối với ông Nguyễn Hồng Sơn.

Trong đơn đề nghị của mình gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ông Đệ đã “vạch” ra hàng loạt dấu hiệu vi phạm của ông Sơn như vi phạm đạo đức tác phong của người đảng viên, quản lý điều hành doanh nghiệp yếu kém. Theo ông Đệ, Giám đốc Nguyễn Hồng Sơn đã “vô hiệu hoá các phó giám đốc, ôm hết quyền hành”.

Đơn đề nghị của ông Đệ cũng cho hay, từ khi lên làm giám đốc, dư luận công ty phản ánh ông Sơn tìm mọi cách bòn rút tiền không chính đáng thông qua các dự án đầu tư mua thiết bị thi công, xây lắp công trình, hợp đồng tấm lợp dự án trường học ODA. Ông Sơn ôm hết quyền hành tại nhà máy, tự bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên để tạo uy danh, thu tiền tỷ trong tay rồi mua hàng nghìn mét vuông đất tại Cửa Lò (lúc đầu nói là mua đất cho công ty để làm khách sạn, nhưng thực chất là mua đất riêng), mua nhà đất tại Hà Nội, KCN Bắc Vinh.

Thử hỏi trong mấy năm làm giám đốc, ngoài thu nhập lương thì ông Sơn làm gì để có 1 triệu USD và hàng chục tỷ khác như ông tuyên bố?”, trích báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng của ông Hoàng Xuân Đệ, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Xây dựng số 6.

Vượt mặt cấp trên

Là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp), nhưng câu chuyện kinh doanh, đầu tư vốn, làm dự án tại Công ty cổ phần Trung Đô lại được Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hồng Sơn tùy tiện thực hiện, không chấp hành và báo cáo lên Tổng công ty Xây dựng Hà Nội theo đúng quy chế quản lý.

Cụ thể, báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Trung Đô năm 2012 cho thấy, doanh nghiệp này đã đầu tư 6,1 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Đại diện Hancorp cho biết, thương vụ đầu tư bạc tỷ này hoàn toàn không được ông Sơn báo cáo xin ý kiến. Nguồn tiền 6,1 tỷ đồng này cũng đang đứng trước nguy cơ khó lấy lại bởi trong mấy năm gần đây, Công ty cổ phần bê tông Hà Nội lại đang làm ăn … rất thua lỗ.

Đặc biệt, những dự án bất động sản hàng trăm tỷ của Công ty cổ phần Trung Đô tại tỉnh Nghệ An như khu đô thị Nam Nguyễn Sỹ Sách, dự án đường 32, dự án tại đường Bình Minh (thị xã Cửa Lò) đều không báo cáo hoặc báo cáo rất sơ sài ra Hancorp.

Trong khi đó, đối chiếu với quy chế người đại diện phần vốn nhà nước được Hancorp ban hành, thì người đại diện phần vốn của Hancorp tham gia điều hành doanh nghiệp khác (Chủ tịch HĐQT, TGĐ) phải nghiên cứu, đề xuất phương hướng, biện pháp hoạt động của mình tại doanh nghiệp để trình Tổng công ty phê duyệt.

Những vấn đề quan trọng như phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách tài chính, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ tức… thì người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phải xin ý kiến của Tổng công ty.

Quy chế này cũng nêu rõ, người đại diện phần vốn phải báo cáo, cung cấp đầy đủ thông tin cho Hancorp (bằng văn bản) và kèm theo ý kiến đề xuất để Hancorp cho ý kiến trước khi biểu quyết tại các cuộc họp của HĐQT và Đại hội cổ đông về từng nội dung, như phương hướng, chiến lược kinh doanh, phương án đầu tư góp vốn, mua bán tài sản…

pháp luật Việt Nam

Các tin tức khác

>   Việt Nam lọt top 25 nước mạnh nhất thế giới về quân sự (27/04/2014)

>   Thủ tướng Hàn Quốc xin từ chức vì vụ chìm phà (27/04/2014)

>   Vụ 559 lượng vàng: Giải tỏa niêm phong toàn bộ số vàng (27/04/2014)

>   Obama “nhắc nhở” Triều Tiên về sức mạnh quân sự Mỹ (27/04/2014)

>   Đường ống dẫn nước Sông Đà tiếp tục vỡ (27/04/2014)

>   Khởi tố vụ án vu khống liên quan đến bài báo trên BBC (26/04/2014)

>   Báo Mỹ: Vì sao lúa gạo Việt Nam "rẻ mạt" đến thế? (26/04/2014)

>   Ngân hàng Kiên Long dính líu gì tới đại án “Bầu Kiên”? (26/04/2014)

>   Cục trưởng Đường sắt bị đình chỉ do dự án đội giá 330 triệu USD (25/04/2014)

>   Thủ kho ngân hàng BIDV "biển thủ" hơn 31 tỉ đồng (25/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật