Chủ Nhật, 13/04/2014 09:01

“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Dồn nén bấy lâu, buổi đối thoại mới đây giữa lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh và khoảng 150 doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn đã trở thành diễn đàn để các doanh nghiệp phản ánh hàng loạt các bất cập.

Ông Nguyễn Hữu Tín - Phó chủ tịch UBND TP.HCM, dù đã có sự tham mưu của đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố nhưng cũng không khỏi "toát mồ hôi” do những bức xúc cao trào từ phía đại diện DN. Hàng loạt những vướng mắc liên quan đến tiền sử dụng đất, miễn giảm nợ vay, khoanh nợ cũng như các ý kiến về thủ tục hành chính không những chưa hết rườm rà, mà còn có biểu hiện "trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Một trong những tồn đọng rất lớn trong lĩnh vực bất động sản hiện nay là vấn đề tính thu tiền sử dụng đất hiện nay (theo NĐ- 69) đã gây ra nhiều khó khăn cho các DN bất động sản. Nhiều DN không khỏi ngao ngán khi chi phí bồi thường bất động sản (áp theo NĐ) phát sinh, trong khi việc khấu trừ chuyển nhượng quyền sự dụng đất lại thấp hơn nhiều lần, dẫn đến thực tế không ít DN đã phải mua đất hai lần. Cùng đó, nhiều DN bất động sản cũng bức xúc cho rằng NĐ-64 của Chính phủ về cấp phép xây dựng mới cũng có nhiều bất cập. Trong đó, nhiều dự án khi xây dựng xong, được cấp sổ đỏ rồi mới được bán ra thị trường làm giảm tính thanh khoản. Chưa dừng lại ở đó, không ít DN khi xây chung cư phải mua đất, đền bù, sau đó xây dựng hoàn chỉnh mới được bán cho khách hàng gây "ách tắc” lớn về vốn, đặc biệt là với các DN vừa và nhỏ. Ngay cả các DN kinh doanh dự án đất nền (nhà thấp tầng) cũng khó có thể tìm được "đầu ra” do quy định yêu cầu phải có giấy phép cho từng căn, từng lô mới được phép bán ra thị trường.

Trước những bức bối thực tế, Hiệp hội Bất động sản TP.Hồ Chí Minh (HoREA) đề xuất với UBND TP cho phép tất cả các DN được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng và trong thời hạn tối đa là 24 tháng. Theo HoREA, chỉ có giảm bớt phiền hà cho DN bất động sản thì mới giúp giảm áp lực tài chính cho DN, nhất là trong bối cảnh "khát vốn” cho thị trường như hiện nay. Nhìn chung, chỉ khi tạo điều kiện DN bất động sản chủ động giảm mặt bằng giá bất động sản thì người mua nhà mới có lợi. Đối với nhu cầu của các DN xin chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, hiện nay chủ trương của thành phố cũng chưa khuyến khích được DN cơ cấu lại căn hộ cho phù hợp nhu cầu thị trường, bên cạnh đó hàng tồn kho cũng khó tìm được đầu ra.

Lê Anh

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Điểm mặt các doanh nghiệp thoái vốn bất động sản (13/04/2014)

>   ĐHĐCĐ BĐS Phát Đạt: Tái cấu trúc tài chính, “lấn sân” sang lĩnh vực mới (12/04/2014)

>   Phó Chủ tịch PDR: Lãi vài trăm triệu trong quý 1/2014 (12/04/2014)

>   Chưa hết tồn kho nhà đất lo sốt giá (12/04/2014)

>   Giá đất Từ Liêm cao nhất 32 triệu đồng mỗi m2 (12/04/2014)

>   “Ngộp” với thủ tục, tiền sử dụng đất (11/04/2014)

>   Vụ trưởng Vụ tín dụng: Hạ lãi vay gói 30.000 tỷ đồng xuống 5% (11/04/2014)

>   Địa ốc đang bắt đầu chu kỳ mới (11/04/2014)

>   Bất cập trong quản lý xây dựng: “Chạy” tầng, “chạy” mật độ (11/04/2014)

>   Tăng giá căn hộ vì Thông tư 03 (11/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật