Thứ Tư, 23/04/2014 09:17

Thị trường thức ăn chăn nuôi: Cửa hẹp cho doanh nghiệp Việt

Trước hàng loạt sự kiện khởi công hoặc khai trương nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới, với công suất hàng trăm nghìn tấn/năm của các doanh nghiệp nước ngoài, cho thấy Việt Nam vẫn là thị trường rất giàu tiềm năng. Tuy nhiên, xu hướng này càng thu hẹp thị phần của doanh nghiệp nội.

Không thâu tóm cũng tự chết

Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn Nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong vòng 20 năm qua ngành chăn nuôi có mức tăng trưởng khá cao ở mức 6-8%, đã đáp ứng cơ bản cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đóng góp vào thành công này phải kể đến sự phát triển của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với mức tăng trưởng từ 10-13%/năm đã đưa Việt Nam thành nước đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (khoảng 17 triệu tấn năm 2013).

 Ông Bùi Đức Huyên: Đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi, phải chuẩn bị nguồn vốn, có chiến lược dài hạn. Nhưng quan trọng hơn phải có niềm đam mê, phải “ăn ngủ và sống” với nghề và khắc phục những điểm yếu của mình.

Các chuyên gia dự báo, năm 2014 cùng với những diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh gia tăng, thêm vào đó, sức mua của thị trường yếu, chi phí đầu vào ngày càng gia tăng khiến ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Thế nhưng liên tiếp trong nhiều tháng gần đây, hàng loạt các công ty thức ăn chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài khởi công hoặc khai trương các nhà máy sản xuất. Con số này dường như vẫn chưa dừng lại, cho thấy Việt Nam là một thị trường béo bở. Đại diện của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Gold Coin Việt Nam có trụ sở tại Hải Dương cho biết: năng lực sản xuất của nhà máy chỉ đạt 100.000 tấn/năm, trong khi đó sản lượng tiêu thụ đạt 200.000 tấn/năm. Vì thế công ty đã phải thuê các doanh nghiệp trong nước gia công cho mình mới đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thống kê chưa đầy đủ, hiện số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ngoại tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% số lượng nhưng nắm giữ tới 60% thị trường. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhiều khả năng sản lượng và thị phần sẽ còn tăng thêm nữa. Các nhà máy nội địa sẽ gặp muôn vàn thách thức, kể cả trong trường hợp không bị thâu tóm cũng sẽ tự chết.

Phải tìm lối đi riêng

Ông Hà Văn Minh -Tổng giám đốc Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Gold Coin Việt Nam cho rằng: Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, xét về năng lực sản xuất, DN Việt Nam hoàn toàn có thể làm được. Nhưng thực tế rất khó cạnh tranh với DN ngoại bởi ba yếu tố là nguồn lực tài chính, công nghệ đồng bộ; năng lực và kinh nghiệm quản lý.

Còn ông Bùi Đức Huyên - Tổng giám đốc công ty Việt Tín lại có quan điểm khác, không thừa nhận việc "thua trên sân nhà" mà cho rằng, DN nước ngoài có lối đi của họ. “Doanh nghiệp Việt phải tự lượng sức mình để tìm lối đi riêng”- ông Huyên bày tỏ. Thực tế, Việt Tín đã thành công do lựa chọn đối tượng khách hàng vừa và hộ chăn nuôi nhỏ Bản thân DN nước ngoài như Gold Coin không coi Việt Tín là đối thủ và Việt Tín cũng không coi họ là đối thủ, mặc dù chính ông đã trưởng thành từ Gold Coin.

Nói về điểm yếu của DN sản xuất trong nước, ông Huyên cho rằng, những DN bị khó khăn là do thiếu chiến lược dài hạn, thiếu niềm đam mê, tính kiên trì và sự sáng tạo, ngoài ra phải thay đổi tư duy, không nên làm ăn chụp giật mà luôn giữ uy tín với khách hàng. Thêm vào đó, trên 90% doanh nghiệp Việt không đủ hệ số tín nhiệm để các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay vốn, hoặc cho vay không đủ nhu cầu nên đã khó lại càng thêm khó. Nếu xét về lợi thế, chắc chắn DN nội sẽ am hiểu thị trường hơn, hiểu tâm lý, văn hóa, được người tiêu dùng ủng hộ nếu làm tốt. Chỉ sợ không có ý tưởng sáng tạo và không hành động.

Hoa Lê

công thương

Các tin tức khác

>   Hỗ trợ DN vừa và nhỏ phát triển thương mại (23/04/2014)

>   Hết thời lao động giá rẻ? (23/04/2014)

>   Làm thêm đường trong khu đô thị Thủ Thiêm để hút đầu tư (23/04/2014)

>   Hết thời lao động giá rẻ? (23/04/2014)

>   Việt Nam xuất siêu gần 600 triệu USD (23/04/2014)

>   TPHCM: Đầu tư vào giáo dục được vay không lãi suất (22/04/2014)

>   Doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ thực vật (22/04/2014)

>   Vực dậy ngành nuôi cá tra (22/04/2014)

>   Vận tải đường sắt: Không thể ngồi chờ sung rụng (22/04/2014)

>   Giá xăng tăng: Doanh nghiệp vận tải chưa nghĩ đến việc tăng giá cước (22/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật