Thứ Sáu, 04/04/2014 15:18

Sửa đổi Thông tư 13: Loại trừ vốn ảo khỏi ngân hàng

Một trong những điểm mới của thông tư này là yêu cầu cổ đông, chủ sở hữu phải góp bổ sung vốn nếu giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.

NHNN đang hoàn thiện để ban hành thông tư thay thế Thông tư số 13/2010/TT - NHNN ngày 20/5/2010, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Một trong những điểm mới của thông tư này là yêu cầu cổ đông, chủ sở hữu phải góp bổ sung vốn nếu giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.

Theo TS. Cấn Văn Lực, nếu quy định trên được ban hành sẽ khắc phục được tình trạng vốn điều lệ ảo ở một số TCTD.

Tại sao NHNN phải bổ sung thêm quy định này, thưa ông?

Vì nếu vốn điều lệ, vốn được cấp của TCTD giảm thấp hơn mức vốn pháp định sẽ dẫn đến vi phạm các tỷ lệ bảo đảm an toàn như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - CAR, các giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn - LDR… sẽ ảnh hưởng lớn đến thanh khoản của ngân hàng.

Song song với đó, NHNN phải tăng cường thanh tra giám sát để đảm bảo các ngân hàng tuân thủ, thực thi hiệu quả. Nếu các chế tài trên được ban hành sẽ ngăn chặn nguy cơ rủi ro thanh khoản, đồng thời có thể khắc phục được tình trạng vốn điều lệ ảo ở một số TCTD. Nhất là trong trường hợp các TCTD có sự sáp nhập hoặc hợp nhất mà giá trị thực của vốn điều lệ đã giảm thấp vì kinh doanh thua lỗ và nợ xấu, nhưng vẫn được tính nguyên giá để gộp vào ngân hàng hậu sáp nhập, hợp nhất.

Theo ông còn những vấn đề gì cần được quan tâm ở thông tư mới?

Theo tôi, quan trọng nhất sửa đổi thông tư này là tỷ lệ sử dụng vốn cho vay trên huy động – LDR. Theo quy định cũ thì tỷ lệ LDR của ngân hàng ở mức 80% và của công ty tài chính là 85%. Tôi cho rằng, tỷ lệ LDR duy trì ở mức 80% là khá an toàn.

Nhưng nước ta trong giai đoạn là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thì cần nhiều tín dụng hơn. Do đó, việc điều chỉnh tối đa LDR của ngân hàng lên 90 – 95% là cần thiết và phù hợp. Một quy định nữa cũng nên được cân nhắc trong thông tư sửa đổi là giảm hệ số rủi ro đối với khoản cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS), chứng khoán.

Mức giảm như đề xuất sửa đổi trước đây đối với các khoản vay thuộc các lĩnh vực trên từ 250% xuống 150% là phù hợp. Vì với hệ số rủi ro cao như vậy thì không ngân hàng nào dám cho vay, hoặc rất hạn chế cho vay. Dù hệ số rủi ro này vẫn còn cao hơn so với mức 100% trước khi Thông tư 13 ra đời, nhưng thời điểm này, việc kiểm soát chất lượng tín dụng của các ngân hàng tốt hơn nhiều so với trước. Và nhất là các ngân hàng cũng tự phải thắt chặt khẩu vị rủi ro nên sẽ không cho vay bừa bãi như trước đây. Song, đối với lĩnh vực cho vay BĐS, hệ số rủi ro cũng phải có phân loại, không nên áp dụng chung một hệ số vì tính rủi ro của từng phân khúc và sản phẩm là khác nhau.

Ví dụ như, lĩnh vực BĐS được chia nhiều phân khúc như khách sạn, trung tâm thương mại, chung cư cao cấp, nhà ở xã hội… Với loại hình nhà cao cấp, khách sạn, trung tâm thương mại thì mức độ rủi ro cao hơn, áp dụng hệ số rủi ro ở mức 150%; còn các phân khúc còn lại ít rủi ro hơn có thể áp dụng hệ số rủi ro chỉ ở mức khoảng 100%. Tôi nghĩ nên tham khảo kinh nghiệm nước ngoài họ phân loại rất cụ thể nhưng thận trọng hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.

Dự thảo thông tư mới cũng có quy định nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo. Vậy theo ông làm thế nào để chặn sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng?

Đã có nhiều ý kiến đề cập đến việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu hiện nay của các cổ đông cá nhân, tổ chức…, nhưng theo tôi, đây không phải là bản chất vấn đề mà chỉ là trên bề mặt giấy tờ. Mấu chốt để chặn sở hữu chéo là phải xác định tiền của ai mới là quan trọng. Mà muốn biết tiền đó của ai thì phải công khai, minh bạch hóa thông tin. Với cơ quan quản lý, khi cho ngân hàng lộ trình thoái vốn thì đồng thời phải giám sát chặt chẽ hoạt động này.

Từ nay sang năm 2015 vẫn còn bộn bề công việc. Nếu hệ thống ngân hàng muốn bước sang giai đoạn mới phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả hơn thì rõ ràng phải quyết tâm, quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp trên.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Hà Thành

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   VietinBank khai trương chi nhánh Vân Đồn (04/04/2014)

>   Phó thống đốc: Tín dụng 50.000 tỷ đồng không ưu đãi lãi suất (04/04/2014)

>   DongABank: Lãi sau thuế 2013 giảm 43% so với năm trước, nợ xấu 3.99% (04/04/2014)

>   Maritimebank: Năm 2013 lãi chứng khoán đầu tư bằng ½ thu nhập lãi thuần (04/04/2014)

>   LienVietPostBank đặt kế hoạch 1,088 tỷ đồng lãi trước thuế 2014, phát hành 18.7 triệu cp cho VNPost (04/04/2014)

>   Lợi nhuận năm 2013 các công ty con của ACB như thế nào? (04/04/2014)

>   DongABank sẽ bầu bổ sung 2 Thành viên HĐQT (04/04/2014)

>   MBB đầu tư gần 44,470 tỷ đồng vào trái phiếu (04/04/2014)

>   Các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay nông nghiệp (04/04/2014)

>   Ngân hàng mua 83% lượng trái phiếu chính phủ (04/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật