Thứ Hai, 14/04/2014 18:10

Lãng phí 2 tỉ USD vì phân bón

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp VN thì hiệu suất sử dụng phân bón ở nước ta còn thấp (chỉ khoảng 50%). Trong đó, phân đạm đạt trung bình 45 – 50%, phân lân: 25 – 35% và kali: 60%. Như vậy, mỗi năm chúng ta đã lãng phí khoảng 2 tỉ USD từ phân bón không tạo ra giá trị sản dụng.

Nạn phân bón giả cũng được dịp hoành hành, tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở VN”, các đại biểu đã đưa ra ví dụ về sản xuất phân bón giả như: Có cơ sở chỉ lấy mấy thìa urê pha vào can nước 5 lít bán cho nông dân một số tỉnh: Phú Yên, Yên Bái, Tây Nguyên… với giá 50.000đ/can.

Một số Cty bán phân bón nhập khẩu nhưng khi kiểm định chất lượng lại là bột đá đất sét hoặc cao lanh… Viện Khoa học Nông nghiệp VN cũng đánh giá, giá phân bón nhập khẩu kê khai tại hải quan so với giá bán tại thị trường ở TPHCM chênh lệch nhau tới 20 – 30%.

Không chỉ sản xuất phân bón kém chất lượng, việc sử dụng phân bón hiện còn rất lãng phí. Ông Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp VN - cho rằng: “Công nghệ sản xuất lạc hậu, việc chạy theo năng suất dẫn tới nông dân bón phân gấp 2 – 3 lần so với nhu cầu. Hiện còn ít nghiên cứu về khuyến nông phân bón, sự thiếu trách nhiệm của một số nhà sản xuất, kinh doanh phân bón…”.

Còn theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Cả nước có 26 triệu hécta đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón mỗi năm 10,3 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp, đơn vị trong nước sản xuất chỉ khoảng 8 triệu tấn. Số lượng còn thiếu phải nhập khẩu.

Hiện nay, có khoảng hơn 5.000 loại phân bón có trong danh mục, do số lượng quá nhiều nên việc truy xuất nguồn gốc rất khó khăn, dẫn tới hiệu quả quản lý thấp. Qua giám sát chất lượng phân bón trong năm 2013 cho thấy, có hơn 50% số lượng mẫu phân bón không đạt yêu cầu hoặc thiếu một số chỉ tiêu công bố trên nhãn.

Như vậy, tình trạng phân bón giả, giá phân bón NK bán đến tay nông dân quá cao, hiệu quả quản lý thấp… vẫn đang diễn ra. Chính vì vậy, các đại biểu cho rằng việc quản lý từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng phân bón của chúng ta không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là quản lý còn chồng chéo hoặc bị bỏ ngỏ. Muốn quản lý được phải xử lý quyết liệt. Ngoài việc doanh nghiệp tự công bố chất lượng và đưa ra thị trường, nhưng nếu cơ quan quản lý phát hiện chất lượng hàng hóa không đảm bảo thì đơn vị sẽ bị xử lý nặng, thậm chí phải đóng cửa. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng phân bón đến tay người nông dân.

Thu Hà

Lao động

Các tin tức khác

>   Vì sao tập đoàn bán hàng đa cấp Herbalife bị FBI “sờ gáy”? (14/04/2014)

>   Kiểm tra toàn bộ đường ống nước Vinaconex (14/04/2014)

>   Xét xử vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Trả lại hồ sơ để tiếp tục điều tra (14/04/2014)

>   Bầu Kiên trước ngày ra tòa (14/04/2014)

>   Hàng loạt quan chức Trung Quốc bị điều tra tham nhũng đã tự tử (14/04/2014)

>   Xét xử vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Lời khai chấn động của bị cáo Tường tại tòa (14/04/2014)

>   Công ty NIVL nợ hơn 150 tỷ đồng, nông dân bức xúc (14/04/2014)

>   Bầu Kiên phải “chờ” Huyền Như! (14/04/2014)

>   Tại sao Thủ Thiêm được chọn là trung tâm mới TPHCM? (14/04/2014)

>   Đụng độ đẫm máu giữa cảnh sát và người biểu tình Ukraine (13/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật