Thứ Tư, 05/03/2014 19:25

ĐHĐCĐ 2014:

HĐQT các ngân hàng tiếp tục nóng - kẻ ở người đi

Một mùa ĐHĐCĐ nữa sắp về với dự báo tiếp tục chứng kiến nhiều đổi thay, đặc biệt là trong bộ máy lãnh đạo ngân hàng trong bối cảnh tái cơ cấu trong lĩnh vực này vẫn kéo dài.

Năm 2013 trôi qua với nhiều biến động về lãnh đạo giữa các ngân hàng tạo thành các dòng chảy. Trong đó, nhiều ngân hàng như Eximbank (EIB), Navibank (NVB), VIBank, MDB, SCB, TPBank đã phải liên tục bổ sung thành viên HĐQT. Và những chuyển biến lớn về thượng tầng vẫn chưa dừng lại trong năm 2014 đối với lĩnh vực ngân hàng.

Tại Eximbank, kỳ ĐHĐCĐ thường niên vào tháng 4 sắp tới sẽ đón nhận 3 thành viên HĐQT mới thay thế cho những người từ nhiệm. Tuy nhiên hiện cả 3 nhân vật này vẫn đang là ẩn số thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Bởi trong năm 2013 xuất hiện những đồn đoán về lục đục nội bộ ngân hàng này. Nhiều giao dịch cổ phiếu EIB với khối lượng lớn thông qua thỏa thuận trao tay không công bố danh tính được thực hiện trong năm. Eximbank cũng công bố mua tối đa 11 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ hồi tháng 11/2013.

* Chủ tịch Eximbank phủ nhận chuyện nội bộ lục đục

* EIB: Chào mua cổ phiếu quỹ giá không quá 14,500 đồng/cp

* Sếp Eximbank về Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Chẳng những vậy, Eximbank thời gian qua có nhiều biến động lớn về nhân sự điều hành cấp cao, từ Sếp Tổng đến Phó Tổng liên tục thay đổi mà đặc biệt nhất là sự ra đi của ông Trương Văn Phước hồi tháng 9/2013. Ông hiện không còn thuộc HĐQT và cũng không còn giữ chức Tổng giám đốc của Eximbank.

Với Sacombank, kể từ khi ông Đặng Văn Thành rút lui sau thương vụ bị thâu tóm đình đám, HĐQT Sacombank đón nhận nhiều nhân vật mới, Chủ tịch Phạm Hữu Phú đến từ Eximbank; cha con ông Trầm Bê và ông Trầm Trọng Ngân, cùng bà Dương Hoàng Quỳnh Như đến từ Southernbank. Hoạt động ngân hàng sau đó đã trở lại bình thường với sự ổn định của lãnh đạo cao cấp.

Tuy nhiên, theo giới thạo tin thì trong thời gian tới dòng chảy vẫn chưa dừng lại, Sacombank sẽ tiếp tục có những chuyển động lớn về lãnh đạo cấp cao.

Nhắc đến Ngân hàng Phương Nam (Southernbank), đây cũng là ngân hàng có những biến chuyển về “bộ sậu” lãnh đạo trong năm 2013. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm ngoái, có hai thành viên HĐQT đã xin từ nhiệm, Southernbank cũng chưa thể tiến hành bầu bổ sung mới do chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trong kỳ Đại hội trước.

Điểm đặc biệt, một trong hai Thành viên HĐQT từ nhiệm là bà Trần Hải Anh sau 10 năm gắn bó cùng ngân hàng. Bà đã chuyển qua công tác tại Ngân hàng Quốc Dân ngay sau đó và nay đang giữ vị trí Tổng giám đốc.

Ngoài bà Hải Anh, cũng cùng thời điểm này, từ Ban điều hành của SouthernBank, bà Dương Thị Lệ Hà chuyển sang đảm nhận vị trí Trưởng Ban kiểm soát của Ngân hàng Quốc Dân.

* Tường thuật ĐHĐCĐ Ngân hàng Phương Nam 2013

* Ông Tống Viết Hòa - Ứng viên mới vào HĐQT Ngân hàng Phương Nam là ai?

* Sếp Tổng mới của Ngân hàng Quốc Dân là nguyên Phó Chủ tịch SouthernBank

* ĐHĐCĐ Navibank: Thay máu HĐQT

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) là tên gọi mới của Ngân hàng Nam Việt (Navibank - NVB) sau đổi chủ. Ngân hàng này vẫn đang trong quá trình thay đổi lại bộ nhận diện thương hiệu cho mình. Trong năm 2013 vừa qua, NVB đã thay đổi gần như toàn diện dàn lãnh đạo trong HĐQT và Ban tổng giám đốc.

Cụ thể, sau kỳ ĐHĐCĐ thường niên 2013, kỳ Đại hội chuyển giao quyền lực từ nhóm cổ đông cũ, trong đó có sự ra đi của ông Đặng Thành Tâm, HĐQT của NVB còn lại 5 thành viên, trong đó có 3 thành viên mới và hai thành viên cũ. Ông Vũ Hồng Nam – người vừa được bầu mới vào HĐQT đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, dàn điều hành của NVB cũng đã lần lượt thay mới.

Hiện NVB tiếp tục thông báo có thêm hai thành viên HĐQT tiếp tục từ nhiệm nhưng chưa nên rõ danh tính. Với những chuyển biến thời gian qua, có khi nào đây sẽ là những bước cuối cùng trước khi chốt lại một “bộ sậu” hoàn toàn mới cho NVB trước ngày ra mắt thương hiệu “Quốc Dân”?

Mặc dù chưa thông báo gì về kế hoạch thay đổi trong HĐQT trong kỳ đại hội tới, nhưng dự trù Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cũng có sự chuyển động thượng tầng. Kỳ đại hội này sẽ là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của HĐQT, với 8 thành viên trong HĐQT hiện tại nhưng Techcombank có kế hoạch bầu lại HĐQT nhiệm kỳ mới (2014-2019) với chỉ với 6 thành viên.

Tuy nhiên, khi được hỏi về điều này, đại diện Techcombank cho biết việc giảm số lượng thành viên HĐQT nhằm giúp bộ máy hoạt động hiệu quả hơn còn những thông tin khác phải đến ĐHĐCĐ thường niên sắp tới ngân hàng mới công bố.

Được biết, trong 8 Thành viên HĐQT hiện nay của Techcombank có ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang đến từ Tập đoàn Masan (HOSE: MSN), ông Nguyễn Cảnh Sơn đại diện nhóm công ty từ Eurowindow Holding, ông Stephen Chales Banner đại diện Ngân hàng HSBC.

Ngoài ra, trong năm 2013, cổ đông Vietnam Airlines đã rút toàn bộ vốn khỏi ngân hàng và bán lại cho 3 cá nhân 24.1 triệu cp. Trước đó, cổ đông này cũng đã không còn đại diện nào tại HĐQT Techcombank.

Điểm nhấn về nhân sự tại Techcombank trong năm 2013 vừa qua là sự ra đi của Tổng giám đốc ngoại - ông Paul Simon Morris cùng kết quả kinh doanh sụt giảm, lãi ròng 659 tỷ đồng, giảm gần 14%; riêng quý cuối năm chỉ lãi vỏn vẹn 96 tỷ đồng.

* 3 cá nhân đăng ký mua 24.1 triệu cp Techcombank từ Vietnam Airlines

* Techcombank: Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3.65%

* Techcombank: Tổng giám đốc ngoại từ chức

Tuy chưa công bố nhưng Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng có khả năng sẽ bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT bởi ông Huỳnh Quang Tuấn đã từ nhiệm trước Tết Giáp Ngọ bởi liên quan đến vụ “bầu” Kiên.

Một loạt các ngân hàng khác đã có kế hoạch bầu bổ sung thành viên HĐQT trong kỳ Đại hội năm 2014: Ngân hàng Sài Gòn (SCB) sẽ bầu 2 thành viên HĐQT mới. Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MBD) bầu bổ sung 1 thành viên vào HĐQT.

* VIBank đột ngột thay Chủ tịch và Tổng giám đốc

* Những CEO nữ ‘phận ngắn’ của ngân hàng Việt

Ngân hàng Quốc Tế (VIBank) cũng có kế hoạch bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên tới. Đây là ngân hàng rất đình đám trong năm 2013 khi có đến 3 lần thay Tổng giám đốc. Bà Dương Thị Mai Hoa từ nhiệm vào đầu năm, bà Đàm Bích Thủy tiếp nhận sau đó 4 tháng (tháng 6/2013) và từ nhiệm vào tháng 9/2013. Và cuối cùng, chính vị Chủ tịch ngân hàng - ông Hàn Ngọc Vũ đã đảm nhận “ghế nóng” này. Còn vị trí Chủ tịch chuyển qua cho ông Đặng Khắc Vỹ - nhân vật quen thuộc và gắn bó với VIBank. Ông Vỹ cùng vợ và công ty liên quan - Nettra sở hữu 142.69 triệu cp VIBank, tức tương đương với 34% vốn ngân hàng tính đến tháng 6/2013.

Minh Hằng

công lý

Các tin tức khác

>   “Kịch bản” sáp nhập SouthernBank - Sacombank: Được và Mất (05/03/2014)

>   Tài sản khủng của gia đình ông Trầm Bê tại Southernbank và Sacombank (05/03/2014)

>   Dự án nông nghiệp vay nghìn tỷ: Nhà băng nào dám mở hầu bao? (05/03/2014)

>   Nhận 'cầm nhầm' tiền ngân hàng, ông lão được hưởng án treo (05/03/2014)

>   Thừa tiền, ngân hàng tăng cường mua trái phiếu (05/03/2014)

>   Vietbank bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc mới (04/03/2014)

>   Bất ngờ mức lãi suất cho vay quá rẻ (04/03/2014)

>   Tỷ giá hạch toán USD tháng 3 vẫn là 21.036 đồng/USD (04/03/2014)

>   Tiền thừa chạy vòng quanh, Thống đốc lo có chuyện (04/03/2014)

>   Nếu ngân hàng ốm yếu, tại sao cổ phiếu vẫn lên đều? (04/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật