Thứ Ba, 18/03/2014 13:40

Doanh nghiệp cá tra hồi hộp chờ tin thuế từ Mỹ

Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang ngóng chờ kết quả chính thức đợt xem xét hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá cá tra nhập khẩu vào thị trường Mỹ (giai đoạn từ 1-8-2011 đến 31-7-2012) vì những khoản thuế này ảnh hưởng mạnh đến doanh thu, lợi nhuận của họ.

Ông Nguyễn Văn Ký, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), cho rằng hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thậm chí còn quan tâm đến thông tin về POR9 hơn những quyết đinh của Bộ Nông nghiệp Mỹ liên quan đến việc nhập khẩu nông sản vào thị trường này theo đạo luật Nông trại vừa được Chính phủ Mỹ thông qua hồi đầu năm 2014 do luật này có thể sẽ chỉ được áp dụng chính thức vào năm tới.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, các doanh nghiệp cá tra cho biết theo công bố kết quả sơ bộ POR9 của DOC vào tháng 9 năm ngoái, mức thuế chống bán phá giá philê cá tra đông lạnh nhập khẩu vào thị trường Mỹ từ hai doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc đã tăng gần gấp đôi so với đợt rà soát trước đó. Cụ thể, mức thuế sơ bộ của POR9 đối với Công ty CP Hùng Vương là 2,15 đô la Mỹ/kg còn Công ty Vĩnh Hoàn là 0,42 đô la Mỹ/kg.

Theo thông tin của giới luật sư theo dõi thì dự kiến kết quả POR9 sẽ được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo trong khoảng thời gian từ ngày 27-3 đến cuối tháng 3-2014.

Riêng mức thuế áp cho các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện trong kết quả sơ bộ của POR9 vào tháng 9-2013 tuy có thấp hơn nhưng cũng lên tới 0,99 đô la Mỹ.

Do chưa có kết quả chính thức của POR9 nên trong báo cáo thường niên năm 2013 mới công bố hồi giữa tháng 3-2014, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và có Mỹ là thị trường lớn, đã phải đưa khoản thuế chống bán phá giá (dự kiến) vào khoản “nợ tiềm tàng”.

Thị trường Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm cá tra Việt Nam. Sau nhiều năm được hưởng thuế chống bán phá giá bằng 0%, nay nếu bị áp thuế chống bán phá giá theo POR9 thì lợi nhuận của các công ty sẽ bị ảnh hưởng lớn. Do tính chất quan trọng của thị trường này, các công ty xuất khẩu cá tra vào Mỹ cũng đã bỏ ra không ít chi phí liên quan đến thuế chống bán phá giá, đặc biệt là chi phí cho luật sư. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn chẳng hạn, trong năm 2012 đã bỏ ra 5,1 tỉ đồng chi phí luật sư đối với vụ kiện chống bán phá giá cá tra, theo báo cáo tài chính năm 2013 của công ty này.

Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 1,8 tỉ đô la Mỹ, tăng so với mức 1,74 tỉ đô la Mỹ năm 2012. Hai thị trường Mỹ và EU chiếm hơn nửa tổng sản lượng xuất khẩu của cá tra của cả nước.


Phạm Thái

tbktsg

Các tin tức khác

>   Ai mua Zalo? (18/03/2014)

>   EVN chi 70 tỷ đồng mỗi ngày đảm bảo điện cho miền Nam (18/03/2014)

>   Bôxit Tây Nguyên tầm nhìn 2020: Tăng vốn, lỗ nặng (18/03/2014)

>   Quản lý vốn đầu tư của nhà nước vào DN: Thiếu cơ chế giám sát (18/03/2014)

>   Sức mua ôtô tiếp tục suy giảm (17/03/2014)

>   Xuất khẩu tôm: Doanh nghiệp thiếu “thẻ thông hành” (17/03/2014)

>   2 nhà máy điện Cà Mau ngừng hoạt động vì sự cố (17/03/2014)

>   Toàn miền Nam trước nguy cơ thiếu điện (17/03/2014)

>   Khi SCIC vào cuộc (17/03/2014)

>   Việt Nam sắp đón siêu dự án 20 tỷ USD từ Mỹ (16/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật