Thứ Ba, 18/03/2014 18:53

Cơ chế mở cho thị trường BĐS: Không nhất thiết phải qua sàn

Hội thảo lấy ý kiến cho Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản được Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức lấy ý kiến mới đây đã thu hút sự chú ý từ các nhà làm luật, hiệp hội bất động sản, đại diện các công ty. Tại đây nhiều ý kiến cho rằng, thị trường này cần minh bạch và "dễ thở hơn”.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển nhượng dự án. Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư tiếp, từ đó việc chuyển nhượng một phần dự án là chuyện bình thường. Cần nhìn nhận đó cũng là một hoạt động kinh doanh.

Nhiều ý kiến đánh giá, trước năm 2011 thị trường bất động sản phát triển nóng, mất cân đối và lệch pha cung - cầu, đầu cơ đẩy giá. Từ năm 2012 đến nay thị trường liên tục giảm về số lượng giao dịch, doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn trầm trọng khi nhiều dự án được duyệt nhưng không thể triển khai. Thời gian gần đây sự chuyển nhượng dự án đã xuất hiện, song không ít ý kiến bày tỏ lo ngại khi cho rằng rất có thể sẽ xuất hiện không ít "sân sau” bao hết các dự án rồi chuyển nhượng lại để kiếm lời. Điều đó sẽ xâm hại đến quyền lợi của khách hàng.

Về vấn đề này, theo ThS Nguyễn Thị Kiều Oanh, giảng viên Trường đại học Luật TPHCM, khi chuyển nhượng dự án quyền lợi của khách hàng bị ảnh hưởng bởi vì sau khi có chủ đầu tư mới thì giá trị của dự án cũng được định đoạt lại. Khi dự án chuyển giao chủ đầu tư mới sẽ thay đổi các cam kết ban dầu dẫn đến bất lợi cho khách hàng. "Muốn thay đổi kiểu gì đi nữa cũng cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu”, ThS Nguyễn Thị Kiều Oanh nhấn mạnh.

Nhìn nhận từ dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản, nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm, thị trường đang đóng băng muốn hâm nóng cần bỏ qua những rào cản, đơn cử như quy định về giao dịch qua sàn. Từ năm 2008 sàn giao dịch bất động sản đi vào hoạt động, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay hiệu quả của sàn không được đánh giá cao. Bởi vì, giao dịch bất động sản thông qua sàn làm tăng thêm thủ tục, chi phí cho người mua, người thuê. "Việc quy định không bắt buộc giao dịch bất động sản phải qua sàn theo tôi là phù hợp với điều kiện hiện nay của thị trường”, LS Nguyễn Thi Cam, Công ty TNHH Đất Việt nêu quan điểm. Bà Cam cho biết thêm, nếu như cho phép doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có sàn giao dịch thì không phù hợp, bởi họ không thể vừa là bên bán hàng của mình, vừa làm chức năng của nhà môi giới sẽ không thể đảm bảo tính bình đẳng trong kinh doanh. Doanh nghiệp muốn bán sản phẩm qua sàn phải thông qua sàn khác. Đồng quan điểm về việc không bắt buộc bất động sản phải lên sàn, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, sàn giao dịch bất động sản là kênh chọn lựa của các bên, nhưng không nên bắt buộc. Sàn giao dịch bất động sản hoạt động không hiệu quả thì đừng bắt xã hội phải "chui qua lỗ kim đó”.

Thanh Giang

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân đăng ký bán gần hết cổ phiếu đang nắm giữ (18/03/2014)

>   Đã đến lúc kiếm tiền từ bất động sản? (18/03/2014)

>   Gói 30.000 tỷ: Giải ngân đã đạt... 4% (18/03/2014)

>   Sẽ có hợp tác công - tư để làm nhà ở xã hội (18/03/2014)

>   Kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở đến cuối tháng 2/2014 (17/03/2014)

>   Địa ốc Hòa Bình: Trúng thầu dự án trị giá hơn 1,600 tỷ đồng (17/03/2014)

>   Chủ tịch Horea: Nên cho doanh nghiệp chuyển nhượng một phần dự án (17/03/2014)

>   Chủ tịch CLG: Sắp thành lập Cotec HealthCare với chuỗi bệnh viện tại Việt Nam (17/03/2014)

>   ĐHĐCĐ HAR: Kế hoạch 2014 cao ngất ngưởng, Chủ tịch nói gì? (16/03/2014)

>   Tháp văn phòng rỗng ruột vì khách thuê 'bùng' nợ (16/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật