Chủ Nhật, 23/03/2014 15:31

5 triệu yen Nhật trong thùng loa cũ thuộc về ai?

Ngày 22-3, Công an P.10, Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết đã tiếp nhận và tạm giữ hơn 520 tờ tiền mệnh giá 10.000 yen Nhật (hơn 5,2 triệu yen Nhật, tương đương hơn 1 tỉ đồng VN) của chị H.T.A.H làm nghề mua ve chai có được chờ xin ý kiến xử lý.

Lãnh đạo cơ quan cảnh sát điều tra một quận thuộc Công an TP.HCM cho biết việc Công an P.10 lập biên bản, tạm giữ số tiền trên là đúng quy định.

Công an Q.Tân Bình sẽ xác minh nguồn gốc số tiền trên từ đâu mà có, của ai. Nếu có người trước đó báo mất số tiền, chứng minh được tiền đó là của mình thì Công an Q.Tân Bình sẽ trả lại.

Do chị H. đã chủ động giao nộp cho công an phường, vì vậy không bị coi là chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ của số tiền trên là người nước ngoài, có đơn gửi cơ quan đại diện VN tại nước đó thì dựa vào quy định hỗ trợ tư pháp giữa hai nước để xử lý, trả lại.

Dù nói rằng chị H. bỏ tiền ra mua chiếc thùng, nhưng tiền chị H. bỏ ra là để mua đồ phế liệu, không bao gồm tài sản lớn bên trong, do đó không thể khẳng định số tiền trên đã thuộc quyền sở hữu của chị H..

Luật sư Huỳnh Văn Nông, Đoàn luật sư TP.HCM, nói rằng theo như chị H. trình bày, nếu chị mua được chiếc hộp, bên trong có chứa tiền là ngoại tệ thì đó là tài sản của chị H., không phải vật đánh rơi hay phạm pháp mà có.

Chị đã bỏ tiền ra mua phế liệu, bên trong vật được coi là phế liệu đó có vật gì giá trị thì cũng thuộc vật chị bỏ tiền ra mua, cơ quan chức năng không thể đối xử như tài sản đánh rơi hoặc tài sản nghi do phạm tội mà có.

Trong trường hợp vật chứa bên trong là ma túy hay những vật pháp luật có quy định cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành, buộc phải thu hồi, tịch thu thì chị H. mới phải giao nộp.

Ngoại tệ không phải vật bị pháp luật cấm, do đó chị H. có thể cất giữ, sử dụng như tài sản của mình.

Gia Minh

Phải trả lại cho chủ sở hữu

Trong trường hợp này, theo quy định của Luật dân sự, tại Điều 187, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên được hiểu là tài sản mà người chiếm hữu, chủ sở hữu do lơ là, sơ suất, quên… làm cho tài sản không còn nằm trong vòng kiểm soát, quản lý của mình một cách ngoài ý muốn.

Rõ ràng trong trường hợp này, người bán chiếc thùng loa chỉ bán chiếc thùng loa ở nguyên liệu là ve chai, không biết, nhớ ra… rằng phía bên trong có tài sản là tiền hoặc đã để tiền vào thùng loa trước đó; nếu biết có tài sản bên trong là tiền không thể là đối tượng để bán ve chai.

Do vây, theo quy định của Luật dân sự, số tiền trên chị H phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc nộp cho UBND, công an… để làm thủ tục, trả lại cho người chiếm hữu, sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc Trần Ngọc Điệp


tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Xôn xao đoạn ghi âm tố Nguyễn Chánh Tín (23/03/2014)

>   Úc trực tiếp thấy nhiều mảnh vỡ trong khu vực tìm kiếm MH370 (23/03/2014)

>   VCCI đầu tư vào chứng khoán phải được Chính phủ chấp thuận (23/03/2014)

>   Thủ tướng Ukraine: "Mất Crimea, Ukraine thiệt hại trăm tỉ USD" (23/03/2014)

>   JTC (Nhật) hối lộ lãnh đạo đường sắt VN hơn 700.000 USD? (23/03/2014)

>   Phát hiện nhiều sai phạm tại Công ty thuốc lá Thăng Long (22/03/2014)

>   Đối thoại cuối cùng giữa MH370 và kiểm soát không lưu (22/03/2014)

>   Minh bạch tài sản công chức (22/03/2014)

>   Sếp lớn mất nghiệp, lao tù vì cờ bạc (22/03/2014)

>   Tỷ phú sáng lập IDG qua đời (21/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật