Thứ Ba, 25/02/2014 21:13

Dự cảm lành cho nền kinh tế

Một số ngân hàng thương mại đã chủ động lùi lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng từ mức 7% về mức 6,8%. Động thái này tạo điều kiện để tiến tới hạ lãi suất cho vay theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Những "điềm lành” của nền kinh tế đang đang xuất hiện!

Mạnh tay lùi lãi suất huy động là ngân hàng TMCP Á châu (ACB). Tại ACB, khách hàng cá nhân khi gửi tiền tại ngân hàng, mức trả lãi định kỳ là 6,5% cho loại kỳ hạn 1-2 tháng, kỳ hạn 3 tháng lãi suất là 6,6%/năm. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng lãi suất cho kỳ hạn từ 1 – 3 tháng tại ngân hàng này chỉ còn 6,7% thay vì 7% như trước. Kế đến là ngân hàng An Bình đưa ra biểu bảng lãi suất cho kỳ hạn từ 1 -3 tháng 6,8%. Ngân hàng Seabank điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 1 tháng về mức 6,8%, kỳ hạn 2 tháng là 6,85% còn kỳ hạn 3 tháng là 6,9%.

Cùng đà, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng Bảo Việt cũng hạ lãi suất huy động. Các ngân hàng đang dần bước vào cuộc cạnh tranh giá và điều quan trọng nhất là không vi phạm xé rào lãi suất. Hơn nữa, theo quan điểm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra nếu điều kiện tài chính thuận lợi, các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm. Do vậy, việc giảm lãi suất huy động ngay những ngày đầu năm là tín hiệu tốt để đưa giá vốn của ngân hàng giảm xuống, tiến tới hạ lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cho vay cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi. Bối cảnh giảm lãi suất huy động đặt ra trong điều kiện tính đến 20-1, tín dụng giảm tới 1,21% trong khi cùng kỳ năm 2013 chỉ giảm 1,06%. Điều này cho thấy, kịch bản vốn của ngân hàng đang ở thế thừa huy động khó giải ngân. Do vậy, các ngân hàng đang đứng trước tình huống, phải trả lãi cho nền kinh tế song lợi nhuận thu về từ việc giải ngân cho doanh nghiệp vay rất khó khăn.

Trả lời Đại Đoàn Kết chiều ngày 24-2, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trần lãi suất huy động 6 tháng NHNN quy định 7%. Nếu như ngân hàng nào vượt rào trên 7% thì mới vi phạm, còn việc điều chỉnh giảm chứng tỏ ngân hàng có điều kiện hạ giá vốn. Việc làm của các ngân hàng thương mại cho thấy ngân hàng từng bước chủ động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất. Ngân hàng đã có thể tự thỏa thuận được với khách hàng để ấn định lãi suất phù hợp mà không sợ khách hàng quay lưng. Cơ sở để hạ lãi suất cho vay sẽ rõ nét hơn.

Mới đây, ngân hàng Tiên Phong triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động nguồn vốn, yên tâm kinh doanh ngay trong dịp đầu năm. DN có thể vay tới 90% giá trị hợp đồng với mức lãi suất đặc biệt chỉ từ 8.0%/năm đối với VNĐ.

Thống kê của NHNN cũng chỉ ra, đến nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-9%/năm; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-11,5%/năm, trong đó, một số DN tốt được ngân hàng cho vay với lãi suất chỉ từ 6,5-7%/năm. Trên thực tế, nhiều DN vẫn mong muốn lãi suất có thể giảm thêm.

T.Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất? (25/02/2014)

>   Sacombank sẽ chia thêm 8% cổ tức bằng cổ phiếu (25/02/2014)

>   HSBC: Lãi trước thuế 2013 tăng 9% đạt 22.6 tỷ USD (25/02/2014)

>   Tập đoàn Geleximco bự cỡ nào? (25/02/2014)

>   PGBank: 18/04 tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2014 (24/02/2014)

>   Vietinbank tiếp tục dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận (24/02/2014)

>   Hoàn chỉnh hành lang pháp lý kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh (24/02/2014)

>   Điểm sáng lãi suất 2014 (24/02/2014)

>   Vẫn lo “bóng ma” nợ xấu (23/02/2014)

>   Điều tra 22 ngân hàng nhận tiền gửi vượt trần (23/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật