Thứ Tư, 12/02/2014 15:09

Cơ hội kinh doanh trong năm 2014: DN nên "bám" vào các ngành hàng thiết yếu

Mặc dù không mấy lạc quan khi đưa ra những dự báo về triển vọng và cơ hội kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong năm 2014, song các chuyên gia kinh tế đều khẳng định, DN vẫn có nhiều cơ hội để tăng trưởng tốt và phát triển bền vững nếu biết gắn chặt hoạt động sản xuất với các ngành nghề thiết yếu và tận dụng tốt các cơ hội xuất khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, mặc dù sức mua của người dân trong năm 2013 giảm sút mạnh song nhóm hàng thiết yếu vẫn tăng trưởng khá ổn định. Qua theo dõi kết quả phân phối từ hệ thống siêu thị trên toàn quốc cho thấy, các DN cung cấp những mặt hàng thiết yếu hiện vẫn còn dư địa phát triển rất lớn, dù có thời điểm lượng hàng bán ra của họ bị chững lại.

Do đó, trong năm 2014, nếu những DN nào sản xuất theo hướng phát triển bền vững, chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, mẫu mã kiểu dáng đẹp... thì cơ hội phát triển vẫn rất nhiều. Đơn cử như ngành chế biến thực phẩm, mảng thức ăn dành cho trẻ em, người lớn tuổi, thực phẩm chay... hiện nay nhu cầu rất lớn bởi xu hướng tiêu dùng thực phẩm này không còn tập trung ở các thành phố lớn truyền thống mà đã lan rộng ra ở khắp các tỉnh, thành khác như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng... Do đó, đây sẽ là cơ hội cho các DN sản xuất có chiến lược và kế hoạch đầu tư sản xuất vào phân khúc này.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu vẫn có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2014.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng: Dù tổng cầu của nền kinh tế trong năm 2014 dự báo sẽ không có nhiều đột biến do nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi và sức cầu trong nước còn khá yếu, song các ngành sản xuất thiết yếu hứa hẹn sẽ vẫn “sống khỏe”.

Cũng theo gợi ý của TS. Nguyễn Minh Phong, ngoài một số lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2014 là chế biến thủy sản, dệt may, giày da, đồ gỗ và nội thất... thì công nghiệp phụ trợ cũng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các DN trong nước. Bởi lẽ, với hàng loạt dự án FDI lớn đang triển khai tại Việt Nam, đặc biệt là 2 nhà máy sản xuất điện thoại tỷ đô của Samsung (Thái Nguyên) và Nokia (Bắc Ninh)... hoàn toàn là cơ hội lớn để các DN công nghiệp phụ trợ của Việt Nam “ăn theo” để phát triển. Ngoài ra, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào nông nghiệp để mang lại các sản phẩm xuất khẩu có năng suất cao, an toàn cũng là một hướng đi mang đến cho DN trong nước nhiều cơ hội.

“Những DN đầu tư vào nông nghiệp đều là DN có cái nhìn dài hạn, đón cơ hội từ Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với TPP, Việt Nam có những lợi thế sẵn có về các mặt hàng nông sản cơ bản mà hầu hết người tiêu dùng trên thế giới đều phải sử dụng. Thuế bằng 0, cơ hội nông sản xuất khẩu sang các nước sẽ rất phát triển. Đầu tư cho nông nghiệp không bao giờ là muộn, đầu tư vào nông nghiệp chỉ cần ít vốn, nhưng lập tức có cái thu ngay tức thì. BĐS mất cả năm, mấy năm mới thu lợi nhuận, nhưng nông nghiệp nhiều khi chỉ cần vài tháng là đã có tiền lời trong tay”-TS. Nguyễn Minh Phong phân tích.

Theo ông Trần Minh Hoàng - Trưởng bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Thị trường Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS), với việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do, trong năm 2014, DN Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng các thị trường xuất khẩu. Đơn cử như khi gia nhập Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP), DN xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất về thuế suất ở mức rất thấp hoặc bằng 0 với các ngành chủ lực như thủy sản, may mặc, da giày và đồ gỗ nội thất. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này thì các DN kể trên cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ, đặc biệt là về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, độ an toàn, quy trình sản xuất, lao động, nguồn nguyên liệu đầu vào, tỷ lệ nội địa hóa… Bên cạnh đó, do các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có giá rẻ nên không ít mặt hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị áp các loại thuế phòng vệ thương mại, thuế chống bán phá giá

Huyền Thanh

cand

Các tin tức khác

>   Nhiều doanh nghiệp thép gặp khó khăn tháng đầu năm (12/02/2014)

>   Xuất khẩu cá tra: Lo ngại rào cản (12/02/2014)

>   Sửa Luật Đầu tư để tạo môi trường minh bạch (12/02/2014)

>   Chạy đua xây nhà máy bia (12/02/2014)

>   Đạo luật Farm Bill chưa tác động đến cá tra Việt Nam (12/02/2014)

>   Giá xuất khẩu chỉ hơn nửa giá trong nước: Nghịch lý ngành xi măng (12/02/2014)

>   Singapore đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất (12/02/2014)

>   40% tổng sản lượng điện đã được chào giá trên thị trường (11/02/2014)

>   Công nghiệp phụ trợ: Cần thoát khỏi... bàn họp (11/02/2014)

>   Thị trường rất khó khăn với ngành đóng tàu (11/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật