Chủ Nhật, 19/01/2014 21:30

XK sang Nhật: Cần xây dựng lòng tin

Nhật Bản hiện là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến vấn đề chất lượng hàng hóa để tạo lòng tin với khách hàng.

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu sang Nhật trong năm 2013 ở mức khoảng 26 tỷ USD. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật cũng như việc xuất khẩu hàng hóa của nước ta được hưởng nhiều lợi thế ưu đãi về thuế quan và có lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác, đặc biệt là các mặt hàng về nông sản, dệt may, thủy sản được miễn thuế.

Mặc dù kim ngạch XK nhóm hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng nhưng đa số các mặt hàng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản: Gỗ và sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3%, cao su khoảng 1,6%, rau quả chỉ chiếm khoảng 1%... Điều này cho thấy, Việt Nam còn có nhiều cơ hội tăng thị phần tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, hiện nay, Nhật Bản đang siết chặt kiểm soát về chất lượng một số mặt hàng thuộc nhóm nông thủy sản của Việt Nam. Cụ thể, đối với hàng trái cây, do cách thức bảo quản để tránh côn trùng xâm nhập của Việt Nam vẫn chưa đảm bảo yêu cầu và hiện rất ít trái cây của Việt Nam nhận được giấy chứng nhận nhập khẩu của cơ quan chức năng Nhật Bản. Đối với tôm đông lạnh, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định áp dụng chế độ kiểm tra 100% về chỉ tiêu Ethoxyquin đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, theo đó giới hạn tối đa là 0,01 ppm.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản cho hay, Nhật Bản có yêu cầu rất lớn về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, thậm chí, có những yêu cầu còn lớn hơn châu Âu. Khi xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng vấp phải những rào cản thương mại về chất lượng hàng hóa, ví dụ như tôm xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dư lượng kháng sinh.

"Tuy Nhật Bản rất chú ý đến các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng khi ta đã đảm bảo được vấn đề này, hàng hóa của ta sẽ vào Nhật Bản dễ dàng và đây thực sự là thị trường màu mỡ cho hàng xuất khẩu của ta”, ông Hưng nói.

Hiện người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển sang tiêu thụ thủy sản có giá rẻ hơn, nhưng vẫn rất chú trọng chất lượng cao, độ tươi, có lợi cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, điều quan trọng ở thị trường Nhật mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý là phải xây dựng lòng tin về chất lượng sản phẩm, uy tín trong thực hiện hợp đồng. Bởi chỉ cần một lần bất tin là doanh nghiệp Việt có nguy cơ mất đối tác kinh doanh. Còn khi đã tạo được lòng tin, thị trường Nhật Bản sẽ mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tìm các nhà cung ứng Nhật Bản bởi chính họ là những nhà phân phối trực tiếp và có uy tín rất cao cho hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này.

Ngoài những lưu ý đối với doanh nghiệp, Vụ Thị trường châu Á, Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) khuyến cáo, các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao.

Đối với một số mặt hàng đang hoặc có khả năng cao là đối tượng theo dõi, giám sát nhập khẩu các cơ quan chức năng Nhật Bản, có thể cân nhắc việc giới hạn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở lựa chọn những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt, có năng lực chế biến xuất khẩu.

Về lâu dài, bên cạnh hoạt động xác nhận và chứng nhận cho từng lô hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng xuất khẩu cần tập trung hơn vào công tác đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp.

Phan Thu

hải quan

Các tin tức khác

>   Nhận diện thách thức của thị trường bán lẻ năm 2014 (19/01/2014)

>   Một cái nhìn đa chiều về TPP (19/01/2014)

>   Việt Nam thắng kiện vụ đòi bồi thường gần 4 tỉ USD (19/01/2014)

>   Singapore đầu tư 4,37 tỷ USD vào Việt Nam trong năm 2013 (19/01/2014)

>   Phó Thủ tướng chỉ đạo quản lý chặt chẽ vốn của EVN (19/01/2014)

>   Doanh nghiệp Việt đứng tên cho chủ Trung Quốc khai thác (18/01/2014)

>   Bộ Công Thương: Đưa ra nhiều giải pháp tiêu thụ hàng Việt (18/01/2014)

>   Việt Nam-EU đạt nhiều tiến triển trong đàm phán FTA (18/01/2014)

>   Ngành may hướng tới hiệp định TPP (18/01/2014)

>   Xuất khẩu thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng và vị trí chủ lực (18/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật