Chủ Nhật, 05/01/2014 10:32

Phát huy thế mạnh thị trường vốn

Làm thế nào để việc áp dụng các chính sách thuế phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường vốn là vấn đề đặt ra với nhiều cơ quan hữu quan. Trong năm 2014, sẽ có những chính sách tác động thế nào đến thị trường này?

Các quy định của pháp luật tạo thuận lợi cho các giao dịch về vốn trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nói riêng

Trong nền kinh tế, tiết kiệm là nguồn lực của đầu tư. Việc huy động tiết kiệm để đầu tư xa hơn vào những kênh sinh lời được xem là một trong những chức năng quan trọng của thị trường vốn. Để có thể huy động được tiết kiệm, những nhà hoạch định chính sách bao giờ cũng cân nhắc kỹ sự quan tâm của người dân, đó là mức lãi suất, tỷ lệ, khả năng lạm phát và liệu Nhà nước có áp thuế hay không? Vì vậy, hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã quy định thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thuộc danh mục 14 loại thu nhập được miễn thuế.

Thuế với các giao dịch chuyển nhượng vốn

Hiện nay, Việt Nam không áp thuế gián thu đối với các giao dịch chuyển nhượng vốn, mà chỉ áp dụng thuế trực thu để điều tiết một phần thu nhập giao dịch chuyển nhượng (không đánh vào vốn gốc). Các tổ chức kinh tế có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với mức thuế suất chung.

Đối với cá nhân, nếu có chuyển nhượng vốn và mang lại thu nhập thì thực hiện theo quy định của Luật thuế TNCN, mức thuế suất 20% tính trên thu nhập ròng (trị giá chuyển nhượng sau khi đã trừ đi trị giá vốn của phần vốn được chuyển nhượng và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng vốn).

Các quy định trên đang tạo thuận lợi cho các giao dịch về vốn trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư nói chung và tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cần có sự thống nhất, tránh những rào cản chuyên môn nghiệp vụ thuần túy mà xa rời bản chất kinh tế và quy định cốt lõi của pháp luật hiện hành.

Thuế đối với chứng khoán

Đối với cá nhân, nếu có chuyển nhượng vốn và mang lại thu nhập thì thực hiện theo quy định của Luật thuế TNCN, mức thuế suất 20% tính trên thu nhập ròng.

Đối với tổ chức phát hành chứng khoán:

Thứ nhất, với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường xuyên mà DN đang tiến hành, tạo cơ sở kinh tế cho việc niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán (thí dụ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất cao su; hoạt động ngân hàng...):

Tổ chức phát hành là DN thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế theo thực tế kinh doanh như: thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với hoạt động XNK hàng hóa; thuế tài nguyên nếu thực khai thác tài nguyên; thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với việc nhập khẩu hoặc sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB; thuế GTGT đối với hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ... Khi kết quả kinh doanh có lãi (thu nhập) thì phải nộp thuế TNDN.

Thứ hai, với hoạt động phát hành chứng khoán, chào bán cổ phiếu: DN thu được tiền nhưng đây không phải là doanh thu mà là số vốn họ huy động được từ các nhà đầu tư mua chứng khoán do họ phát hành. Do đó, pháp luật quy định không phải trả bất cứ khoản thuế nào nhưng DN phải trả khoản “phí dịch vụ” cho các đối tác đã và đang “phục vụ” mình thông qua các dịch vụ được cung cấp.

Đối với DN, tổ chức có hoạt động đầu tư chứng khoán: Tùy thuộc vào thời gian nắm giữ chứng khoán và mục đích đầu tư, nghĩa vụ thuế được quy định cụ thể như sau: Đối với giao dịch mua/bán là chứng khoán: DN và nhà đầu tư cá nhân sẽ không phải nộp thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT; Đối với thu nhập do chuyển nhượng chứng khoán: DN sẽ kê khai nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN.

Đối với nhà đầu tư cá nhân: Theo Luật thuế TNCN, cá nhân tham gia đầu tư chứng khoán là cá nhân sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN kể từ ngày 1/1/2009. Tuy nhiên, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN và nhân dân, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của TTCK và góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư... Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn 1 trong 2 cách nộp thuế: nộp 20% trên thực lãi đã được bù trừ lỗ trong năm; hoặc có thể chọn cách nộp 0,1% trên giá chuyển nhượng.

Kỳ vọng rằng sẽ có những ý kiến đóng góp trên khuôn khổ của Luật Chứng khoán và các Luật, Pháp lệnh hiện hành về thuế, kế toán và tài chính DN hiện hành và thực tế hoạt động kinh doanh chứng khoán để có các đề xuất phù hợp, có tính khả thi.

Hoàng Hà

dđdn

Các tin tức khác

>   Khối ngoại có nghỉ Tết như lo ngại? (08/01/2014)

>   Tự doanh CTCK: Đẩy mạnh mua ròng khi thị trường bi quan (04/01/2014)

>   Niên giám Doanh nghiệp Niêm yết 2013, lần đầu tiên được xuất bản online (04/01/2014)

>   HTC: Nghi quyết của Hội đồng quản trị (03/01/2014)

>   SDI: Quyết định của Hội đồng Quản trị (03/01/2014)

>   Đại gia chứng khoán, bất động sản đua đầu tư cho nông nghiệp (03/01/2014)

>   Nhịp đập Thị trường 03/01: TCM, CSM bứt phá (03/01/2014)

>   Xây dựng – Bất động sản 2014: 3 yếu tố giúp tránh “đổ vỡ” (03/01/2014)

>   03/01: Bản tin 20 giờ qua (03/01/2014)

>   3,8 tỷ USD trong tay 500 người giàu nhất sàn chứng khoán (02/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật