Thứ Tư, 22/01/2014 12:46

Ngoại hối: Từ quan hệ tín dụng sang mua bán

Ổn định thị trường ngoại hối là quan điểm chiến lược trong điều hành chính sách tiền tệ đã và đang được thực hiện lâu nay. Đến thời điểm thích hợp, khi quan hệ mua - bán ngoại hối được thực hiện triệt để… thì tình trạng đô la hóa mới được xóa bỏ hoàn toàn.

…“Chuyển dần quan hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ”, là một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 15/1/2014 của Thống đốc NHNN. Ổn định thị trường ngoại hối là quan điểm chiến lược trong điều hành chính sách tiền tệ đã và đang được thực hiện lâu nay. Mục tiêu cơ bản cần đạt được là không cho phép ngoại tệ, thí dụ như đồng đô la Mỹ (USD), trở thành đồng tiền thanh toán trong giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam vào “top” 10 quốc gia trên thế giới có nguồn thu kiều hối lớn nhất

Tuy nhiên, trong những giai đoạn phát triển trước đó, ngoại hối và thu hút ngoại hối đã từng là một trong những vấn đề cần sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm bổ sung nguồn lực cho tăng trưởng và phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại. Do vậy, từng lúc, từng thời kỳ, chính sách ngoại hối có những phương thức điều hành khác nhau.

Trước tiên cần khẳng định, ngoại hối là một nguồn lực đầy tiềm năng và đặc biệt quan trọng đối với cả kinh tế vĩ mô (cán cân thanh toán, tỷ giá…), cũng như vi mô (đầu tư, tiêu dùng...). Vì thế, Nhà nước đã có chính sách tạo nhiều kênh cho các nguồn thu ngoại hối: vốn đầu tư nước ngoài, du lịch tiêu dùng, nguồn kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài…

Cụ thể là các chính sách huy động tiền gửi ngoại tệ bằng cách trả lãi cao hơn quốc gia sở hữu đồng tiền; chính sách tỷ giá chuyển đổi cao; chính sách chi trả kiều hối bằng tiền mặt, không thu phí, không thu thuế thu nhập; chính sách ưu tiên mua đứt bằng đồng nội tệ (VND), hoặc mở tài khoản tiền gửi...

Chính sách ưu đãi thu hút kiều hối nói trên đã khiến lượng kiều hối về Việt Nam ngày một tăng. Nếu năm 1991 mới ở mức 1,2 tỷ USD, thì đến năm 2010 đã là 8,26 tỷ USD. Năm 2013 WB ước tính đã có khoảng 11 tỷ USD kiều hối được chuyển về Việt Nam, đưa Việt Nam vào “top” 10 quốc gia trên thế giới có nguồn thu kiều hối lớn nhất.

Tuy nhiên, chính sách ưu đãi thu hút nguồn kiều hối cũng bộc lộ mặt trái, tác động tiêu cực của nó. Đó là suốt trong quá trình phát triển kinh tế thị trường hội nhập thế giới, nền kinh tế của nước ta đã trải qua nhiều khúc đoạn thăng trầm. VND có lúc bất ổn về giá trị. Thêm nữa là suy thoái kinh tế và lạm phát cao kéo dài, như giai đoạn từ 2008 – 2011, càng khiến VND suy yếu…

Những khúc đoạn như thế đã tạo đất sống cho đồng ngoại tệ, điển hình là đồng USD được thị trường tự do lấy làm phương tiện thanh toán, càng khiến cho mức độ đô la hóa trong giao dịch trở nên phổ biến, gây khó khăn cho yêu cầu ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán…

Chính vì thế, từ cuối năm 2011 đến nay, NHNN đã kiên định chính sách tiền tệ chặt chẽ song rất linh hoạt nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Đi đôi với đó, NHNN cũng quản lý chặt thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của những hoạt động huy động - cho vay ngoại tệ của các NHTM.

Trên cơ sở đó, cơ quan điều hành đã thực hiện minh bạch và kiên định chính sách tỷ giá mục tiêu… Chẳng hạn, bằng việc ban hành Thông tư số 03/2012/TT-NHNN ngày 8/3/2012, trong đó thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ; giảm trần lãi suất huy động từ 6%/năm xuống mức 2%/năm; tăng dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ lên 8%... Đồng thời, các NHTM sẵn sàng mua lại, bán ra ngoại tệ với mức giá mục tiêu trong biên độ +1%…

Mặc dù vậy, để nguồn ngoại hối tiếp tục dòng chảy mang lại nguồn vốn phục vụ tăng trưởng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, các giải pháp nhằm loại trừ “đô la hóa” cần có lộ trình. Đến thời điểm thích hợp, khi quan hệ mua - bán ngoại hối được thực hiện triệt để… thì tình trạng đô la hóa mới được xóa bỏ hoàn toàn.

Ama Linh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Sacombank: Lãi trước thuế 2013 đạt gần 2,840 tỷ đồng (22/01/2014)

>   Ngân hàng chỉ được ủy thác đầu tư khi được cấp phép (22/01/2014)

>   Tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt mức 12,51% (22/01/2014)

>   Năm 2013, tỉ lệ nợ xấu còn gần 3,8% (22/01/2014)

>   Xác định động lực tăng trưởng (22/01/2014)

>   Thống đốc ngân hàng quốc gia Campuchia thăm và làm việc tại Sacombank (21/01/2014)

>   Nhân viên ngân hàng lo ăn Tết nghèo (21/01/2014)

>   VAFI: Nên xóa sổ ngân hàng yếu kém (21/01/2014)

>   ACB: Thành viên HĐQT Huỳnh Quang Tuấn từ nhiệm do liên quan vụ bầu Kiên (21/01/2014)

>   NVB: Lãi ròng 2013 gấp 9 lần, cắt hoàn toàn tiền thưởng (21/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật