Thứ Năm, 09/01/2014 18:32

Khối doanh nghiệp nhà nước: Vấn đề nợ đọng

Dường như những thách thức đến từ việc cải cách vẫn rất lớn khi khối DNNN năm 2013 đã để lại không ít hệ lụy cùng những ám ảnh từ Vinalines, Vinashin… Vấn đề nợ đọng của DNNN đã trở thành vật cản không chỉ đối với quá trình hoạt động của tự thân doanh nghiệp mà còn làm chậm quá trình tái cấu trúc DNNN nói chung.

Nhận diện nguyên nhân

Sự vươn lên của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với chỉ số lợi nhuận vượt bậc đã khiến cho khối DNNN lộ hơn những mặt chưa làm được. Tình trạng vay nợ của DNNN vẫn không mấy được cải thiện, nợ DNNN tích tụ phải trả lên tới 1,38 triệu tỷ đồng.

Báo cáo Đổi mới phương thức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước với DNNN của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ciem) chỉ rõ nợ đọng của các doanh nghiệp là do thực hiện các dự án đầu tư không hiệu quả, đầu tư ngoài ngành, mua dây chuyền sản xuất không phù hợp, xây dựng nhà máy ở các địa điểm không hiệu quả, thực hiện nhiều dự án vượt quá năng lực huy động tài chính,...

Và chính Ciem cũng chỉ ra nguyên nhân quản lý thiếu và yếu tại một DNNN. Cụ thể, đối với mỗi tập đoàn kinh tế, có ít nhất 5 cơ quan quản lý nhà nước có liên đới. Chẳng hạn, đối với công ty mẹ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng giám sát việc thi hành nhiệm vụ. Bộ chuyên ngành quản lý các chiến lược dài hạn, Bộ Tài chính quản lý các khoản đầu tư và người phê duyệt và quyết định cuối cùng lại là người đứng đầu Chính phủ.

Trong trường hợp một tập đoàn nào đó sử dụng vốn kém hiệu quả không biết cơ quan nào chịu trách nhiệm chính. Việc có quá nhiều đầu mối cùng quản lý một đơn vị đã dẫn đến những chồng chéo trong quá trình ra quyết định và cũng rất khó quy trách nhiệm giải trình trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, về thực chất chưa có cơ quan đầu mối nào để quản lý, chịu trách nhiệm chính về vốn, tài sản hay đánh giá hoạt động của tập đoàn. Tập đoàn, DNNN gần như toàn quyền trong các quyết định đầu tư của mình. Thực tế đã có nhiều dự án không có trong quy hoạch được phê duyệt, dự án chưa chuẩn bị đầy đủ các thủ tục về đầu tư vẫn được cấp vốn.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, dù các bộ ngành yêu cầu cắt giảm đầu tư công nhưng kết quả không như mong đợi. Các công trình, các dự án mà tập đoàn Than – Khoáng sản, hay tập đoàn Điện lực đưa ra ít bị đụng chạm. "Hiện nay Tập đoàn kinh tế nhà nước trên thực tế hoạt động không theo sự điều chỉnh Luật Doanh nghiệp. Các quy chuẩn quản lý, giám sát đối với tập đoàn, tổng công ty chưa có nên đã dẫn đến tình trạng, mỗi bộ có cách thức và mức độ quản lý khác nhau. Việc cấp ngân sách cho các tập đoàn, đầu tư không kèm theo ràng buộc trách nhiệm giải trình là kẽ hở lớn trong quản lý đối với các tập đoàn kinh tế” – báo cáo của Ciem viện dẫn.

Chờ đợi sự quyết tâm

Ciem cho rằng quyết tâm cải cách khối DNNN có, nhưng cần phải xác định được cách thức. Theo đó cần giảm thiểu tình trạng nhiều cơ quan nhiều cấp cùng quản lý DNNN, tiến tới mỗi đầu mối thực hiện tập trung và thống nhất, để đảm bảo hiệu quả đồng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Ông Steven Winkemal- Chủ tịch AmCham nhấn mạnh: "Tham nhũng và xung đột lợi ích đã trở thành các vấn đề cố hữu trong cơ cấu của khu vực DNNN. Nếu các vấn đề quản lý cơ bản không được giải quyết, quá trình phát triển chắc chắn vẫn sẽ gặp nhiều thách thức. Các nhà đầu tư đang băn khoăn lo lắng liệu tập đoàn nhà nước nào tiếp theo sẽ thất bại từ việc mở rộng hoạt động quá mức hay tập đoàn nào sẽ buộc phải kê các tài sản xấu vào bảng cân đối kế toán. Sự phân bổ không hợp lý các nguồn lực hiện vẫn còn tiếp tục trong khi đây là thời điểm Việt Nam cần phải có những quyết định sáng suốt hơn về chi tiêu nguồn vốn và chiến lược kinh doanh” .

Chuyên gia kinh tế TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh, mấu chốt phải minh bạch được và có một thái độ rõ ràng với nợ xấu và cách xử lý nợ xấu của DNNN. Đây là một vấn đề đầu tiên cần giải quyết trong vấn đề tái cơ cấu DN, tổng công ty nhà nước. Tái cơ cấu DNNN mà không giải quyết được nợ xấu thì không thể làm được.

Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Đại gia điện máy “vội vàng” về tỉnh lẻ (09/01/2014)

>   Giải ngân hơn 62 ngàn tỷ đồng cho các dự án giao thông (09/01/2014)

>   TPP là cuộc chơi “lợi nhiều bề” (09/01/2014)

>   Độc quyền nhìn từ “Bộ Đường sắt“ (09/01/2014)

>   Công nghiệp Việt hiện thực hóa giấc mơ vai chính (09/01/2014)

>   Vinatex xuất siêu hơn 1,7 tỉ USD (09/01/2014)

>   Quản lý khoáng sản: Giảm bớt nghịch lý (09/01/2014)

>   Thủy sản Việt Nam khó lòng vào Mỹ (09/01/2014)

>   Cấm doanh nghiệp FDI xuất nhập khẩu dầu mỏ (08/01/2014)

>   Ngành điện: 2014, dồn vốn đầu tư các dự án truyền tải (08/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật