Thứ Hai, 27/01/2014 11:18

Khó xuất khẩu vàng nữ trang vì thuế

Theo các chuyên gia, hoạt động xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của Việt Nam đang bị bế tắc. Nguyên nhân là do sản phẩm vàng có hàm lượng từ 80% đến dưới 99,99% bị áp thuế suất, thuế xuất khẩu tới 10% kể từ ngày 2/8/2011. Các DN cũng phản ánh, kể từ khi bị áp thuế suất 10% như trên, các sản phẩm nữ trang có giá trị cao đã không còn xuất khẩu được.

Theo các chuyên gia, hoạt động xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của Việt Nam đang bị bế tắc. Nguyên nhân là do sản phẩm vàng có hàm lượng từ 80% đến dưới 99,99% bị áp thuế suất, thuế xuất khẩu tới 10% kể từ ngày 2/8/2011. Các DN cũng phản ánh, kể từ khi bị áp thuế suất 10% như trên, các sản phẩm nữ trang có giá trị cao đã không còn xuất khẩu được.

Mức thuế xuất khẩu át cả giá trị gia tăng vàng nữ trang xuất khẩu

Trước đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm liên quan đến vàng trang sức của Việt Nam từng đạt gần 3 tỷ USD/năm (kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm giai đoạn 2011 - 2012 đạt khoảng 2,7 - 2,9 tỷ USD). Nhưng có những thời điểm, gần như không có hoạt động xuất khẩu vàng trang sức.

Trong khi theo Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), khó có sản phẩm nào có khả năng tái tạo ngoại tệ nhanh và hiệu quả như vàng. VGTA cho biết, các quốc gia trong khu vực cho thấy, những nước càng cho phép nhập khẩu vàng nhiều thì càng khuyến khích xuất vàng để tái tạo ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân thương mại…

Cụ thể, đối với hợp đồng xuất khẩu vàng trang sức, chỉ trong vòng 3 ngày thì 80% giá trị lô hàng sẽ được bên mua thanh toán; trong vòng 7 ngày toàn bộ giá trị lô hàng xuất khẩu được chuyển về tài khoản của người bán tại ngân hàng. Chính vì vậy, thời gian qua, VGTA đã phải đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế suất từ 10% xuống 5% đối với thuế xuất khẩu vàng nữ trang.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ cho biết, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nhu cầu sử dụng trang sức lớn và đang phát triển mạnh nhất. Trong đó, Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Mỹ về tiêu dùng trang sức vàng. Đến năm 2022, với sự tăng trưởng mạnh mẽ tại Ấn Đô, Indonesia, khối các quốc gia Ả Rập, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ… các nước này sẽ vào top 10 thị trường trang sức lớn nhất thế giới. Theo đó, hơn 80% nhu cầu trang sức nhập khẩu tập trung chủ yếu tại 10 thị trường là Thụy Sỹ, Mỹ, UEA, Hồng Kông, Anh, Singapore, Pháp, Nhật Bản, Ý, Đức…

Do đó, theo bà Cúc, đối với thị trường trang sức nội địa cũng như xuất khẩu, Việt Nam cần có chiến lược đẩy mạnh phát triển hơn nữa. Nhất là với hoạt động xuất khẩu, các cơ chế, chính sách, thuế suất cũng phải đảm bảo mang tính khuyến khích. Qua đó, có thể giảm thiểu tình trạng xuất lậu vàng, ngược lại kích thích xuất khẩu chính ngạch…

Quả vậy, trong những giai đoạn các DN không thể xuất khẩu được vàng qua con đường chính thức và khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới thì việc xuất lậu vàng đã gia tăng đáng kể. Từ đó, làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát tỷ giá, làm gây khó khăn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Ở góc nhìn ngược lại, nếu khuyến khích xuất khẩu nhưng không tạo điều kiện và cấp quota cho các DN nhập nguyên liệu vàng để sản xuất nữ trang cũng sẽ khiến việc nhập vàng lậu gia tăng, nhất là khi giá vàng trong nước đang cao hơn so với thế giới.

Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ Kim hoàn đá quý TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nhu cầu tiêu thụ nữ trang vàng ở thị trường nội địa hiện nay cũng khá lớn, chưa kể xuất khẩu. Bên cạnh đó, các hộ cá thể sản xuất trang sức ở TP. Hồ Chí Minh rất nhiều. Với một cơ sở sản xuất nữ trang 300 công nhân thì một năm sản xuất khoảng 1 triệu sản phẩm. Vì thế, theo ông Dưng, nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất rất lớn.

“Cho dù chính sách hiện nay là không cho nhập khẩu vàng, nhưng các đơn vị sản xuất nữ trang vẫn sản xuất một lượng sản phẩm lớn mỗi năm. Như vậy, nếu cho nhập khẩu vàng nguyên liệu DN sẽ không phải mua trôi nổi trên thị trường, hạn chế tình trạng nhập lậu vàng, thu hẹp mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới”, ông Dưng nói.

Kim

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Giá vàng trong xu thế tăng (27/01/2014)

>   Giá vàng tuần tới: Tâm điểm cuộc họp FED (26/01/2014)

>   Cuối tuần, giá vàng tăng 120.000 đồng/lượng (25/01/2014)

>   Giá vàng tăng tuần thứ 5 liên tiếp (25/01/2014)

>   Vàng SJC tăng giá gần 400.000 đồng, đôla tiếp tục giảm (24/01/2014)

>   Vàng nhảy vọt hơn 20 USD/oz lên cao nhất 2 tháng (24/01/2014)

>   Thế kẹt (23/01/2014)

>   Miễn thuế xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu của NHNN (23/01/2014)

>   Vàng SJC giảm ba phiên liên tiếp, tuột xa ngưỡng 35 triệu (23/01/2014)

>   Vàng giảm phiên thứ 2 sau hàng loạt dự báo bi quan của các ngân hàng đầu tư (23/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật