Thứ Năm, 23/01/2014 11:33

Gói 30 nghìn tỷ: BIDV đề xuất giảm lãi suất cho vay 1-2%

Theo đề xuất cho Ngân hàng BIDV, để thúc đẩy tiến độ giải ngân gói tín dung 30 nghìn tỷ, nên tăng thời gian cho vay gói 30 ngàn tỷ lên 15 đến 20 năm; điều chỉnh tỷ lệ cho vay đối với DN ở mức cao hơn; giảm thêm 1-2% lãi suất cho vay ; đồng thời nên để nhiều ngân hàng TMCP khác được tham gia.

Ngân hàng BIDV vừa đưa ra kiến nghị 3 giải pháp tạo đột phá cho thị trường bất động sản (BĐS): Thứ nhất, gia tăng nguồn vốn cung ứng cho BĐS, trong đó tập trung vào các dự án lớn, sắp hoàn thiện; đồng thời đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, khoanh nợ trong lĩnh vực BĐS. Thứ hai, tái cơ cấu sản phẩm tập trung vào phân khúc nhà ở cho người có thu nhập thấp, từng bước giảm mặt bằng giá BĐS. Thứ ba, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư…

Cụ thể, BIDV kiến nghị Chính phủ nên chấp thuận cho các dự án nhà ở thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, đang xây dựng dở dang được vay vốn gói 30 ngàn tỷ. Đối với người dân, Bộ Xây dựng nên cho phép người mua nhà ở xã hội được nhận ngay Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và được chuyển nhượng khi có giấy chứng nhận này.

BIDV cũng đề xuất nên tăng thời gian cho vay gói 30 ngàn tỷ lên 15 đến 20 năm; điều chỉnh tỷ lệ cho vay đối với DN ở mức cao hơn; giảm thêm 1-2% lãi suất cho vay (hiện đang là 5%/năm); và lựa chọn thêm tổ chức tín dụng tham gia giải ngân gói 30 ngàn tỷ…

Lãnh đạo ngân hàng BIDV cho biết, hiện đã có một số NHTMCP đề nghị được tham gia gói 30 ngàn tỷ, NHNN đang xem xét và sẽ sớm có quyết định chính thức. Và thời hạn cho vay cũng có thể được tăng lên, nhưng trước mắt lãi suất cho vay khó giảm thêm vì hiện đã ở mức thấp hơn 50% so với lãi suất cho vay thông thường khác.

Ngoài ra, để tháo gỡ về thủ tục mới đây Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp đã thảo luận, thống nhất, tới đây một Thông tư hướng dẫn về thế chấp, giải chấp tài sản sẽ được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giải quyết các tranh chấp cũng như xử lý nợ xấu liên quan đến BĐS.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ sớm ban hành văn bản pháp lý về xác nhận mua, bán nhà ở xã hội. Thay vì hai con dấu của cơ quan và chính quyền địa phương trong một bộ hồ sơ, thì sẽ còn một con dấu. Người đi làm ở cơ quan thì chỉ cần xác nhận về mức thu nhập; người không đi làm ở cơ quan chỉ cần UBND phường xác nhận về điều kiện nhà ở.

Anh Đào

vnmedia

Các tin tức khác

>   12 dự án nhà xã hội vào tầm ngắm (23/01/2014)

>   Nhà ở hình thành trong tương lai sẽ được thế chấp (22/01/2014)

>   FLC: Lãi 2013 đạt 110 tỷ đồng (22/01/2014)

>   Bất động sản “thà đau một lần còn hơn dai dẳng mãi” (22/01/2014)

>   Gỡ rối nhà đất mua bán giấy tay (22/01/2014)

>   Đốt hết chục tỷ, đại gia bám vỉa hè chờ thời (22/01/2014)

>   PVR: Bao giờ hết lỗ? (22/01/2014)

>   Vinaland đã thoái vốn khỏi khách sạn 5 sao, thu về 16.1 triệu USD (22/01/2014)

>   Doanh nghiệp bất động sản bán được hàng vẫn không có tiền (22/01/2014)

>   Thứ trưởng Xây dựng: Bất động sản đang ấm dần (21/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật