Thứ Ba, 21/01/2014 22:56

Cổ phần hóa doanh nghiệp: Khi Bộ Tài chính cầm tay chỉ việc

Sau một thời gian rơi vào thoái trào, vấn đề cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp (DN) đang được đặt ra rốt ráo. Bộ Tài chính cầm tay chỉ việc cho DN. Thậm chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đốc thúc tiến trình này: Năm nay phải làm mạnh việc này, đồng chí nào không làm được thì thay đi.

Không có cớ để chậm

Bộ Tài chính đã từng đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích tại sao quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chậm trễ. Trong đó, có yếu tố do trường chứng khoán suy yếu, nhà đầu tư không mặn mà đầu tư vào cổ phiếu. Vì vậy DN không thể thoái vốn để bảo toàn vốn được. Tuy nhiên, nay chứng khoán "gió đã đổi chiều”. Thị trường chứng khoán đã bứt phá lên mức 543,59 với tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 102 triệu đơn vị/phiên. Các công ty nghiên cứu quốc tế cũng đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam tiềm năng. Vì vậy, lý do để các ông chủ DNNN cố tình trì hoãn việc CPH xem vì "chứng khoán” là không thể.

Ông Đặng Quyết Tiến - Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết: trước đây, người ta thường lấy lý do thoái vốn chậm là do các văn bản quy phạm pháp luật về thoái vốn còn thiếu hoặc không phù hợp, thị trường chứng khoán èo uột… Còn bây giờ, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thoái vốn; diễn biến của thị trường chứng khoán cũng đang ủng hộ việc thoái vốn, cộng với quyết tâm của Chính phủ, thì không có lý do gì khiến tiến trình thoái vốn năm nay không khởi sắc. Không có lý do gì để chần chừ việc CPH.

Tính ra, để đốc thúc quá trình CPH DN, cơ quan quản lý đã ban hành 8 quyết định, nghị định liên quan. Chẳng hạn về quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước (Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25-6-2013); về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01-11-2013); sửa đổi, bổ sung quy định về công tác CPH DNNN (Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011); Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN (Nghị định 99/2012/NĐ-CP ngày 15-11-2012).

Doanh nghiệp hết đường né

Chủ tịch PetroVietnam Phùng Đình Thực cho rằng: "Phải thoái vốn trong "thế” tốt, giá tốt, công ty thoái vốn phải hoạt động vững chắc, như thế mới bảo toàn được vốn Nhà nước.

Và không chỉ có Petro Việt Nam, nhiều ông chủ khác cũng đang vin vào điều này để chậm thoái vốn? Ông Tiến cho biết: Trong các hành lang pháp lý đẩy nhanh việc CPH, có Quyết định 929/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 - 2015. Quyết định này đã phân loại DN thành 3 nhóm. Trong đó, DN nhóm 3: thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng; tái cơ cấu nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên; giải thể, phá sản. Ngoài ra, cả vốn Nhà nước đã đầu tư vào lĩnh vực không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với lĩnh vực kinh doanh chính; vốn Nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối, thì cũng thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Tức là, việc thoái vốn phải minh bạch, công khai và nhà đầu tư mới là người quyết định xem trị giá DN là bao nhiêu, chứ không phải giá do ý muốn chủ quan của lãnh đạo DN hay cơ quan chủ quản.

Chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh với Đại Đoàn Kết: Đẩy nhanh CPH, cơ quan quản lý cần đặt DNNN và các ông chủ DNNN vào luật lệ. Khi đó qua các quy chế, cơ chế, điều kiện pháp lý, các DN buộc phải làm, chứ không thể than vãn "vì cái này, vì cái kia, giá thấp, giá cao khó CPH”. Thị trường là cung cầu điều tiết, để hình thành giá cả, thành ra sức cạnh tranh, thành chất lượng, thành yêu cầu. Phát triển hay thu hẹp, phá sản là thị trường quyết định, cái đấy phải được tôn trọng. Thị trường cần chính là sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật, có kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Ai làm đúng hay làm sai đều lấy pháp luật soi vào. Ai làm không đúng, vi phạm, luồn lách thì phải xử lý nghiêm. Việc CPH không thể có cớ để chậm.

Về sắp xếp, CPH DNNN, theo số liệu báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, đến nay cả nước đã thực hiện sắp xếp được 6.376 DN, trong đó CPH: 3.659 DN; Chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên: 1.033 DN; Giao DN: 222 DN; Bán DN: 158 DN; Giải thể: 313 DN; Phá sản: 92 DN; Chuyển thành Công ty TNHH MTV trở lên: 22 DN; Các hình thức khác (sáp nhập, hợp nhất…): 877 DN.

Đến nay, đã có 83/91 tập đoàn, tổng công ty (không bao gồm 18 tổng công ty thuộc Bộ Quốc phòng) xây dựng Đề án tái cơ cấu, trong đó có 63 DN đã được phê duyệt Đề án gồm 57 DN thuộc Trung ương, 6 DN thuộc địa phương; vẫn còn 8/91 đơn vị chưa báo cáo việc xây dựng Đề án tái cơ cấu DN.


Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Sửa đổi quy định để thúc tiến độ cổ phần hóa (21/01/2014)

>   Thông báo mời chào làm đại lý đấu giá Công ty CP Xây dựng Thương mại Thái Dương (20/01/2014)

>   Xin cổ phần hoá để huy động tiền xây sân bay Long Thành (19/01/2014)

>   Cổ phần hóa Tổng công ty Vận tải thủy (19/01/2014)

>   HOSE: Thông báo Danh sách bổ sung các công ty chứng khoán thành viên đăng ký làm đại lý đấu giá cho Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM năm 2014 (17/01/2014)

>   Hơn 1.55 triệu cp Du lịch VN TPHCM được đăng ký mua (14/01/2014)

>   Cổ phần hóa MobiFone: Thời cơ đã đến? (14/01/2014)

>   Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp (14/01/2014)

>   Hàng loạt doanh nghiệp sẽ IPO trong năm 2014 (14/01/2014)

>   Đến 2015, hoàn thành thoái vốn và cổ phần hóa 500/1069 DN Nhà nước (13/01/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật