Thứ Bảy, 28/12/2013 22:45

Doanh nghiệp OTT chưa thể đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2014

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, năm 2014 về cơ bản các doanh nghiệp OTT vẫn chưa đặt mục tiêu chính về doanh thu và lợi nhuận mà tập trung vào tăng cường cung cấp dịch vụ tốt nhất để thu hút cộng đồng người dùng.

Trao đổi với ICTnews bên lề Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Bộ TT&TT, ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam nhấn mạnh, năm 2014 có một số xu thế chắc chắn diễn ra đó là 3G và dịch vụ Internet trên đường cáp truyền hình tiếp tục phát triển mạnh.

Riêng với Internet trên đường truyền hình cáp, bên cạnh hơn 4 triệu thuê bao ADSL thì Việt Nam hiện có khoảng hơn 4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, cơ hội đang mở ra rất lớn cho các doanh nghiệp.

Về phần ứng dụng trên nền Internet, ông Thanh nhấn mạnh, hai ngành cũng có nhiều cơ hội phát triển mạnh trong năm 2014 là game online và thương mại điện tử. Nguyên nhân do game online được tác động trực tiếp từ chính sách cho cấp phép trở lại của Chính phủ (theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP).

Thương mại điện tử cũng khởi sắc hơn do tác động bởi một số yếu tố quan trọng như sự phát triển mạnh của số lượng thuê bao Internet, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích tối ưu, nhu cầu và tâm lý muốn thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Việt Nam ngày càng lớn hơn.

Liên quan đến sự phát triển của dịch vụ OTT, ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng, năm 2014 về cơ bản các doanh nghiệp OTT vẫn chưa đặt mục tiêu chính về doanh thu và lợi nhuận mà tập trung vào tăng cường cung cấp dịch vụ tốt nhất để thu hút cộng đồng người dùng.

Chính vì thế, 2014 sẽ vẫn là năm "chi tiền" của các doanh nghiệp OTT và trong cuộc chạy đua đó thì người dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi lớn nhất với chi phí rất thấp, thậm chí bằng không.

"Tuy nhiên, đáng chú ý là Việt Nam hiện có vẻ quan tâm nhiều đến các doanh nghiệp thuần OTT như Viber, Zalo, Line..., trong khi cá nhân tôi lại cho rằng sự ảnh hưởng và tác động lớn nhất vẫn đang là Facebook, Google", ông Thanh nói. Đồng thời, ông cũng bày tỏ: chính những đối tượng này đang hàng ngày thu lợi tại Việt Nam. Cũng giống như câu chuyện của ngành quảng cáo online, Facebook và Google đang chiếm tới 70 - 80% doanh thu trong khi Việt Nam chưa thu được một đồng thuế nào hay có sự tác động, quản lý các doanh nghiệp này.

“Việt Nam chưa có chính sách quản lý về OTT. Nghị định 72/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 7/2013 nhưng cho đến nay sau 6 tháng vẫn chưa có thông tư hướng dẫn về OTT. Nếu Bộ TT&TT không kịp thời đưa ra chính sách cân đối giữa nhà cung cấp dịch vụ OTT trong nước và quốc tế thì các công ty làm về truyền thông số, báo điện tử, mạng xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ OTT nội địa chắc chắn không có cơ hội nào để cạnh tranh”, ông Thanh nhấn mạnh thêm.

Dù vậy, ông Nguyễn Lâm Thanh cũng nhận định rằng việc quản lý các doanh nghiệp OTT sẽ là thách thức lớn. Bản chất của OTT là cung cấp toàn cầu, trụ sở của các doanh nghiệp OTT không đặt tại Việt Nam, pháp luật của Việt Nam tác động đến họ cũng rất khó. Vì thế, vấn đề tổ chức thực hiện và quản lý OTT thế nào sẽ còn là câu chuyện vô cùng nan giải trong năm 2014.

Nguyên Đức

ICTNews

Các tin tức khác

>   Phát hiện thú vị từ bức tranh doanh nghiệp 2013 (28/12/2013)

>   Phát hiện thú vị từ bức tranh doanh nghiệp 2013 (28/12/2013)

>   Kinh tế biển: VN vẫn ở tầm ‘thuyền nhỏ’ (28/12/2013)

>   EVN cầu viện các tập đoàn đầu tư vào điện (28/12/2013)

>   Dồn sức “làm khỏe” doanh nghiệp (28/12/2013)

>   EVN lỗ lũy kế gần 20.000 tỷ đồng (27/12/2013)

>   Hàng không vẫn khá thành công trong năm khó (27/12/2013)

>   Dấu ấn ôtô Việt Nam 2013: Vui trước bạ, lo lắp ráp (27/12/2013)

>   FDI 2013 cán đích 21,6 tỉ USD (27/12/2013)

>   Kỳ vọng với cổ phiếu ngành đường (27/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật