Thứ Bảy, 14/12/2013 14:04

Cần quyết tâm hơn trong việc cải tổ DNNN

Kể từ đầu tháng tới nay, không ít ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước đã lên tiếng lo lắng về tính hình chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Việt Nam.

Theo ông Dominic Scriven, Trưởng nhóm công tác thị trường vốn, lúc này Việt Nam không thể chậm hơn nữa trong việc cổ phần hóa DNNN, và cũng nên giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước ở các ngành không nhạy cảm đối với an ninh quốc gia. Lý giải tiếp, chuyên gia này cho rằng đây là thời điểm ngân sách nhà nước đang hạn hẹp trong khi nhu cầu chi tiêu, đầu tư công vẫn còn rất lớn. Nguồn thu từ thuế giảm do kinh tế khó khăn và các lộ trình giảm thuế nhập khẩu khi tham gia WTO. Trong khi đó, tổng giá trị thị trường của phần vốn nhà nước tại 11 công ty trong nhóm 20 công ty lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (theo tiêu chí vốn hóa) là 14,8 tỷ USD, chỉ chiếm 38% vốn hóa của cả sàn này, trong đó riêng phần sở hữu trên 50% của nhóm 11 công ty này có giá trị 4,4 tỷ USD.

"Việc bán một phần các DN này sẽ dễ dàng bù đắp được ngân sách của nhà nước trong giai đoạn khó khăn này, thay vì đề xuất giảm lương tối thiểu hay tận thu những nguồn khác. DN sau khi bán vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, vẫn đóng thuế, vẫn thuê nguồn nhân lực Việt Nam”, chuyên gia Dominic Scriven phân tích.

Theo Nhóm công tác thị trường vốn, thì đây chính là thời điểm để tăng tỉ lệ sở hữu nước ngoài, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước bằng việc bán cổ phần nhà nước trong các công ty cổ phần thuộc diện không nhạy cảm. Theo đó, trước mắt có thể giảm bớt sở hữu nhà nước tại các công ty niêm yết về dưới 50% nhưng vẫn trên 35% và thời gian sau đó có thể giảm xuống thêm. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các công ty 100% vốn nhà nước cũng như rà soát để giảm bớt danh sách ngành nhạy cảm.

Còn theo ông Trần Anh Đức, Nhóm công tác đầu tư và thương mại, với việc DNNN vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, thì tiến trình đổi mới hệ thống DN này đương nhiên sẽ nhận được sự quan tâm rất sâu sắc. Tốc độ cổ phần hóa đã giảm mạnh trong những năm vừa qua: từ hơn 800 DN được cổ phần hóa trong năm 2004-2005 đã giảm xuống còn 34 DN vào năm 2012. Thực tế này đặt ra câu hỏi lớn về tiến độ cổ phần hóa trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, không chỉ là số lượng, ông Đức còn lo ngại rằng nhiều DNNN đã được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần với việc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối nhưng lại chưa có các quy chế quản trị và giám sát đặc thù. Theo đó, không ít DNNN đã hoạt động không hiệu quả và thua lỗ lớn. Thực tế phát sinh yêu cầu phải có một cơ chế giám sát hiệu quả hơn nữa đối với các DNNN.

Trong khi đó, ông Steven Winkelman, Chủ tịch Phòng thương mại Mỹ (AmCham) cho rằng, mặc dù Việt Nam đã dần chuyển sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986 và việc cải cách khu vực DNNN vẫn thường xuyên được nhắc đến, nhưng khu vực DNNN vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam. Theo ông Steven Winkelman, cộng đồng DN mong muốn được thấy rõ hơn quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách hệ thống quản lý nhà nước, điều mà rất nhiều nhà phân tích coi là nguyên nhân căn bản của những thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

M.Giang

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Tăng trưởng du lịch toàn cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế (14/12/2013)

>   FTA mang lại nhiều lợi ích (14/12/2013)

>   Đường đến TPP: Trở lực ở ngay bên trong nước Mỹ (14/12/2013)

>   Đói vốn, EVN đổ thừa do giá thấp (14/12/2013)

>   SCIC sẽ bỏ vốn vào đâu? (14/12/2013)

>   Đề xuất thành lập Công ty Quản lý tài sản công (14/12/2013)

>   Quản lý chặt hoạt động kiểm toán (14/12/2013)

>   Nhóm Mua sáp nhập với Cùng Mua (13/12/2013)

>   Vì sao LG chưa sản xuất smartphone tại Việt Nam? (13/12/2013)

>   Tiểu thương “chợ kiểu mới” Hà Nội lũ lượt ngừng kinh doanh (13/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật