Thứ Ba, 17/12/2013 15:52

Cần nhìn ra nút thắt để tháo gỡ

Sắp đóng lại năm tài chính 2013, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn tồn kho -thiếu vốn- thu hẹp sản xuất. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, lúc này DN phải tự gỡ khó khăn cho mình bằng cách chủ động xác định thị trường ngách, gấp rút thay đổi tư duy kinh doanh.

Theo TS Võ Trí Thành – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ trước đây DN có tư duy kinh doanh đa ngành, lấy chỗ này bù chỗ kia. Nhưng giai đoạn này cần rốt ráo định vị lại vị trí của chính mình bằng cách xác định thế mạnh, sản phẩm chiến lược.

Không phải cứ DN lớn là mạnh, mà theo TS Thành, kể cả những DN nhỏ có khả năng quản trị tốt sẽ có sức ảnh hưởng tốt hơn. "Anh phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để, xác định đúng thời điểm lúc nào cần tăng quy mô, lúc nào cần tăng hiệu quả. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ, xác định đúng sức mạnh mà thế mạnh để tận dụng từng thị trường đặt đúng sản phẩm của mình để tích lũy”. TS Thành lưu ý đồng thời cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ mở cửa mạnh hơn, do vậy cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những DN kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thu nhỏ hoặc thậm chí phá sản. Do đó, giảm thiểu phí tổn điều chỉnh, những rủi ro xã hội là bài toán mà DN bắt buộc phải làm.

Còn TS Nguyễn Thị Mùi – Giám đốc trường Đào tạo và Phát triển nhân lực Vietinbank cho rằng, hiện nay phần lớn sản phẩm do DN cung ứng chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường, nhất là đối với cầu chất lượng cao. Mặc dù thu nhập của người dân vẫn bị khó khăn trong giai đoạn này do bị tác động từ nhiều phía nhưng nhu cầu của người dân ngày càng khắt khe hơn. Vì vậy DN muốn tồn tại thì phải đứng vững trên đôi chân của chính mình. Tức là cố gắng cung ứng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường.

"Bản thân tôi không là người trực tiếp điều hành DN nhưng tôi được tiếp cận khá nhiều với báo cáo tài chính DN để tư vấn. Cộng đồng DN trong thời gian qua đã phát triển rất nóng, thậm chí có người chưa qua trường lớp đào tạo nào cũng trở thành ông chủ. Đặt trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều yếu tố bất lợi, thì chúng ta cần nhìn nhận rằng, chuyện đóng cửa giải thể của DN như vậy là tất yếu”, bà Mùi nhận xét.

Song, cũng trong thực tế khó khăn mà có DN tồn tại được vững trong bão tố vừa qua thì cần phải hỗ trợ, gợi mở chính sách để họ phát triển. Trong 3 năm vừa qua vì năm 2013 cũng đã khép, có đôi khi các chính sách thay đổi quá nhanh khiến cho DN không tiên liệu được nên bị tác động rủi ro. Cuối năm cũng là mùa kinh doanh, và từ đây cũng mở ra năm tài chính mới, DN cần phải đổi mới tư duy và cách thức phát triển.

Đồng thời cho rằng DN tăng trưởng và kinh doanh không thể dựa mãi vào vốn được. Tiền khôn của khó, điều kiện không cho phép tồn tại các DN có nợ trên vốn chủ sở hữu nhiều lần. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào DN muốn tồn tại cũng phải chủ động, trong đó yếu tố công nghệ là yếu tố ưu tiên hàng đầu, trên cả khả năng chuyên môn của lao động.

Với Luật gia Vũ Xuân Tiền, thì trong lúc thị trường khó khăn, DN cần tranh thủ thời gian ngưng trệ để thiết lập lại hệ thống quản lý. Những DN biết tận dụng thời gian nhàn rỗi, thay đổi nội tại bản thân mình sẽ chiến thắng.

"Tôi còn nhớ trong một lần tôi di dự hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, có một chuyên gia phát biểu, DN nhỏ và vừa của Việt Nam có 3 tử huyệt, và nếu không vượt ra khỏi 3 tử huyệt này thì không bao giờ lớn nổi. Tử huyệt thứ nhất là thiếu minh bạch, anh nào cũng có 2 sổ sách kế toán. Nên nhớ rằng, chính việc tồn tại 2 loại sổ sách này là nguyên cớ để có những cuộc tranh luận trong nội bộ. Và khi đã mất đoàn kết thì các DN dù có dồn sức thì cũng không làm ăn được.

Tử huyệt thứ 2 là quản lý theo kiểu gia đình. Người đứng đầu quyết gì thì cả một bộ máy phía dưới nghe theo và không cần biết quyết định đó đúng hay sai, khi triển khai có thể làm cho doanh số kinh doanh sụt giảm.

Tử huyệt thứ 3 là bốc đồng. Các DN hiện nay thường chỉ có cái nhìn ngắn hạn, tức là nhìn thấy cái lợi trước mắt. Nhiều DN đem tiền đi đầu tư khắp nơi vào cuối năm. Theo tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là phải thiết lập được một hệ thống quản lý, đón được sóng kinh doanh cuối năm, nhưng đừng để ngọn sóng đó qua nhanh, trôi nhanh khỏi tay mình”, ông Tiền nói.

Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Dẫn đầu xuất khẩu dệt may (17/12/2013)

>   Vinacomin: Tích cực giải phóng than tồn kho (17/12/2013)

>   Thêm một doanh nghiệp FDI bị cưỡng chế toàn quốc vì nợ thuế (17/12/2013)

>   Năm 2013, nhập siêu khoảng 500 triệu USD (17/12/2013)

>   Hiệp hội Mía đường “phản pháo” Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú (17/12/2013)

>   Canada điều tra Google về vi phạm quy tắc cạnh tranh (16/12/2013)

>   Các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài chưa được hỗ trợ tốt (16/12/2013)

>   Tranh cãi về đóng góp của doanh nghiệp FDI (16/12/2013)

>   Sức mua ôtô bất ngờ chững lại (16/12/2013)

>   Đại gia dầu khí Exxon Mobil tìm kiếm địa điểm đầu tư (16/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật