Thứ Ba, 17/12/2013 15:41

Dẫn đầu xuất khẩu dệt may

Dệt may luôn ở trong tốp đầu các ngành hàng có tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Dự kiến 2013 xuất khẩu dệt may đạt khoảng 19 tỷ USD, đứng hàng thứ 2 (vị trí số 1 thuộc về xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện điện thoại). Sản phẩm dệt may Việt Nam hiện có mặt tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới, trong đó nhóm đứng đầu gồm 4 nước: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Nhiều năm trước đây Mỹ liên tục dẫn đầu về nhập khẩu mặt hàng dệt may có xuất xứ từ Việt Nam. Kể từ 2013, xuất khẩu dệt may Việt Nam có sự "đổi ngôi” bởi chỉ số tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thuộc về thị trường Hàn Quốc. Đến cuối quý 4 năm nay, dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc có chỉ số tăng trưởng trên 50%, đạt mức cao nhất trong tất cả các đối tác nhập khẩu mặt hàng này. Theo dự báo của ngành chuyên trách, nếu giữ vững các điều kiện như hiện thời, trong năm 2014 xuất khẩu dệt may cho Hàn Quốc vẫn tiếp tục đạt mức cao. Cùng thời điểm nói trên, các nước thuộc tốp đứng đầu nhập khẩu dệt may Việt Nam đều có chỉ số tăng trưởng thấp hơn nhiều (Mỹ tăng gần 16%, Nhật Bản tăng hơn 23%, Trung Quốc tăng hơn 30%). Chất lượng bảo đảm, mẫu mã phù hợp, giá cả có tính cạnh tranh – đó là những yếu tố tạo ra lợi thế của sản phẩm dệt may tại thị trường Hàn Quốc.

Đến thời điểm này, tổng giá trị xuất khẩu dệt may đạt hơn 17 tỷ USD, tăng hơn 16% so cùng kỳ 2012.

Với ngành dệt may, trước đây cũng như hiện này và kể cả sắp tới, đầu ra thị trường xuất khẩu luôn là vấn đề gay cấn. Nguồn nhân lực không thiếu mà còn thừa, tay nghề không ngừng nâng cao, trong khi tình trạng "đói” đơn đặt hàng từ phía nhập khẩu vẫn thường xảy ra. Tuy thế, năm 2013 chưa đi qua nhưng Hiệp hội Dệt may cho biết, tại thời điểm nay, nhiều doanh nghiệp đã tìm được đơn đặt hàng sản xuất đến hết quý 1-2014, đáng mừng hơn còn có một số doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất đến hết quý 2-2014. Bảo đảm việc làm cho người lao động đang là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, những ngành có nhân lực hùng hậu như dệt may thì nhiệm vụ đó càng trở nên nặng nề. Tìm được đơn đặt hàng cho những tháng đầu năm 2014, có thể coi đó là thành tích bước đầu nhưng rất quan trọng của ngành dệt may.

Năm 2014 ngành dệt may phấn đấu đạt tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 19 tỷ USD, tạo mức tăng trưởng hơn 15%. Hiện thời ngành dệt may có 2 khoản nhất vừa mừng vừa lo: nằm trong tốp ngành hàng xuất khẩu hàng hóa lớn nhất, đồng thời luôn nằm trong nhóm đứng đầu nhập khẩu nguyên liệu và phụ kiện. Làm thế nào để kéo lùi nhập khẩu nguyên liệu và phụ kiện, vấn đề này được đặt ra từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn đang là bài toán khó giải với ngành dệt may.

Bá Tân

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Vinacomin: Tích cực giải phóng than tồn kho (17/12/2013)

>   Thêm một doanh nghiệp FDI bị cưỡng chế toàn quốc vì nợ thuế (17/12/2013)

>   Năm 2013, nhập siêu khoảng 500 triệu USD (17/12/2013)

>   Hiệp hội Mía đường “phản pháo” Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú (17/12/2013)

>   Canada điều tra Google về vi phạm quy tắc cạnh tranh (16/12/2013)

>   Các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài chưa được hỗ trợ tốt (16/12/2013)

>   Tranh cãi về đóng góp của doanh nghiệp FDI (16/12/2013)

>   Sức mua ôtô bất ngờ chững lại (16/12/2013)

>   Đại gia dầu khí Exxon Mobil tìm kiếm địa điểm đầu tư (16/12/2013)

>   Thương mại liên Triều phục hồi sau khi mở lại khu Kaesong (16/12/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật