Thứ Tư, 13/11/2013 22:28

Tiếp tục kiến nghị tạm trữ cà phê

Mặc dù các chuyên gia trong ngành cà phê đã cho rằng kế hoạch tạm trữ cà phê của Việt Nam có thể là con dao hai lưỡi nhưng chương trình tạm trữ cà phê trong niên vụ 2013/2014 vẫn đang được các bên liên quan xem xét và xúc tiến thực hiện.

Phơi cà phê ở Đắk Lắk. Ảnh: Ngọc Hùng

Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, ý kiến tại cuộc họp với các bên liên quan vào chiều tối ngày 12-11 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng các tỉnh trồng cà phê ở Tây Nguyên và Vicofa đã thống nhất kiến nghị với Chính phủ kế hoạch tạm trữ 200.000- 300.000 tấn cà phê trong niên vụ 2013/2014.

Theo ông Vinh, khác với những lần trước, lần này, ngoài kiến nghị được hỗ trợ lãi suất vay tiền đồng, các bên liên quan cũng kiến nghị được vay ngoại tệ. Như vậy, nếu chính phủ hỗ trợ lãi suất thì số tiền bỏ ra để hỗ trợ vay ngoại tệ sẽ thấp hơn so với số tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp vay tiền đồng.

“Chúng tôi cũng tính đến phương án cho người trồng cà phê vay tiền với lãi suất ưu đãi để họ không bán cà phê vào thời điểm này. Có như vậy, phần nào hạn chế giá cà phê tiếp tục rớt quá sâu”, ông Vinh nói.

Trước đó, vào tháng 9, Vicofa cũng đã có công văn gởi Bộ NN-PTNT xem xét về một kế hoạch tạm trữ trước khi trình Chính phủ nhưng không được chấp thuận. Lý do, được một lãnh đạo của Bộ NN-PTNT đưa ra vào thời điểm đó rằng, để được thông qua chương trình tạm trữ thì một trong những điều kiện bắt buộc là giá bán cà phê trên thị trường phải thấp hơn chi phí sản xuất. Lúc đó, giá cà phê trên thị trường là 36.000 đồng/kg, cao hơn giá thành nên theo ông này thì chưa thể nói đến một chương trình tạm trữ cà phê nào cả.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 11, giá cà phê tại Tây Nguyên dao động ở mức trên dưới 30.000 đồng/kg, và mức giá này, theo Vicofa, đang ở mức tương đương với chi phí sản xuất nên cần có một chương trình tạm trữ. Vì thế, khác với lần trước, trong cuộc họp chiều tối ngày 12-11, Bộ NN-PTNT đã bật đèn xanh để cùng kiến nghị với Chính phủ một kế hoạch tạm trữ như đề cập ở trên.

Tại Việt Nam, việc tạm trữ cà phê được đề cập đến vào năm 2001. Song, trong thời gian qua đã có những ý kiến trái chiều vì cho rằng việc tạm trữ cà phê về cơ bản là hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu còn nông dân trồng cà phê không được hưởng lợi từ chương trình này.

Lần tạm trữ gần đây nhất là năm 2010, lúc đó, giá cà phê ở mức 23.000 đồng/kg. Vì thế, Vicofa lấy lý do cần có tạm trữ để giá cà phê không tiếp tục rớt giá. Trước lý do này, Chính phủ chấp nhận cho tạm trữ 200.000 tấn cà phê, với thời gian tạm trữ là 3 tháng, từ 15-4 đến 15-7-2010.

Tuy nhiên, sau thời gian kết thúc tạm trữ, báo cáo của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ NN-PTNT vào ngày 15-7-2010 cho thấy số lượng cà phê mà các công ty sản xuất, kinh doanh cà phê mua được là hơn 55.000 tấn, chỉ bằng 27,5% so với kế hoạch 200.000 tấn tạm trữ mà Chính phủ đồng ý. Giá bình quân từ 25.000 - 26.000 đồng/kg, tăng 2.000- 3.000 đồngkg so với trước tạm trữ.

Ngọc Hùng

thời báo kinh tế sài gòn

Các tin tức khác

>   Giảm thuế xuất khẩu cao su (13/11/2013)

>   9 tháng, xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia tăng 16,4% (13/11/2013)

>   Giá cà phê xuất khẩu thấp nhất trong 3 năm rưỡi (13/11/2013)

>   Giảm thuế xuất khẩu cao su (13/11/2013)

>   Vốn cho nông nghiệp: Đã đủ nhưng khó tiếp cận (12/11/2013)

>   Thương nhân Trung Quốc tăng nhập gạo tiểu ngạch (12/11/2013)

>   Tiếp tục hạ mục tiêu xuất khẩu gạo (11/11/2013)

>   Thái Lan lại đề xuất thành lập Hiệp hội gạo ASEAN (11/11/2013)

>   Gạo Việt xuất khẩu đứng giá (11/11/2013)

>   Vẫn “treo” hoàn thuế (11/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật